“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng

“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa Xuân”
c) viết cảm nhận của em về đoạn thơ trên bằng một đoạn văn (10-15 dòng) theo lối diễn dịch

1 bình luận về ““Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng”

  1. đáp án :
    Viếng lăng Bác là một trong những bài thơ nổi tiếng nhất của tác giả Viễn Phương. Bài thơ không chỉ thể hiện nỗi lòng tha thiết của người con khi đứng trước lăng Bác mà còn làm cho chúng ta hiểu hơn, thêm yêu quý hơn hình ảnh Bác Hồ ngay cả khi Bác đã yên nghỉ. Nổi bật trong bài thơ chính là hai câu thơ:
    Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng,
    Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
    Hai câu thơ có đến hai mặt trời. Mặt trời thứ nhất là mặt trời của tự nhiên, mang lại ánh sáng và sự sống cho vạn vật trên Trái Đất. Mặt trời ấy lan tỏa ánh sáng đi muôn nơi và là một yếu tố không thể thiếu đối với cuộc sống con người. Mặt trời trong khổ thơ thứ hai là mặt trời ẩn dụ tượng trưng cho Bác Hồ – vị lãnh tụ vĩ đại đã có công giải phóng đất nước. Tuy giờ đây Bác đã yên nghỉ nhưng xung quanh Bác vẫn tỏa ra ánh sáng của độc lập tự do, của tinh thần yêu nước, của một con người đã dành cả cuộc đời cho cách mạng nước nhà. Ngày ngày mặt trời nhìn mặt trời trong lăng, mặt trời trong lăng còn đỏ hơn mặt trời đi trên nóc nhà kia – ánh sáng của tình yêu dành cho dân tộc.
    Hai câu thơ tuy ngắn gọn nhưng chứa đựng nội dung và nghệ thuật vô cùng tinh tế, đặc sắc. Dưới nét bút của tác giả Viễn Phương, người đọc dễ dàng hình dung ra tầm vóc lớn lao của Bác. Nhiều năm tháng qua đi nhưng bài thơ vẫn giữ nguyên vẹn những giá trị tốt đẹp ban đầu của nó và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng nhiều thế hệ bạn đọc.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới