1. Khát vọng đánh thắng giặc ngoại xâm giành độc lập tự do cho tổ quốc của vị chủ tướng trong đoạn văn trên đã trở thành hiện

1. Khát vọng đánh thắng giặc ngoại xâm giành độc lập tự do cho tổ quốc của vị chủ tướng trong đoạn văn trên đã trở thành hiện thực. Nhưng từ khát vọng, ước mơ đến hiện thực ấy là cả 1 chặng dường dài. Viết đoạn văn khoảng 6 đến 8 câu để nêu nên khát vọng, ước mơ của em và cả những dự định để biến những ước mơ ấy thành hiện thực
2. Từ việc tìm hiểu văn bản “Bàn luận về việc học”, hãy viết đoạn văn theo kiểu diễn dịch từ 10 đến 12 câu trình bày suy nghĩ của em về lợi ích của việc học
3. Từ nội dung của đoạn thơ cuối của bài thơ “Quê hương” em hãy viết đoạn văn khoảng 8 đến 10 câu trình bày suy nghĩ của em về quê hương
4. Từ tình cảnh và tâm trạng của con hổ trong bài thơ cũng như của người dân Việt Nam đầu thế kỉ XX, em có suy nghĩ gì về cuộc sống hòa bình tự do ngày nay (trình bày bằng một đoạn văn khoảng 7-10 câu trong đoạn có sử dụng 1 câu cảm thán).
Giúp mik cả 4 câu nha. Cảm ơn

1 bình luận về “1. Khát vọng đánh thắng giặc ngoại xâm giành độc lập tự do cho tổ quốc của vị chủ tướng trong đoạn văn trên đã trở thành hiện”

  1. 1Trong cuộc sống, mỗi con người đều có một ước mơ, một khát vọng và em cũng vậy. Ước mơ của em đó là trở thành một giáo viên mẫu mực, làm nên sự nghiệp trồng người. Từ những ngày bé, em đã mơ ước một lần được đứng trên bục giảng để giảng bài cho các em nhỏ, truyền tri thức tới cho các em và chắp cánh ước mơ cho các em tới các chân trời mới lạ. Ước mơ ấy đã đi cùng em bao nhiêu năm nay và nó trở thành động lực cho em cố gắng học tập và phấn đấu nhiều hơn. Nhưng em hiểu, hành trình đạt được ước mơ của chính bản thân mình chưa bao giờ là dễ dàng nhưng em không bao giờ cho phép bản thân mình bỏ cuộc hay gục ngã vì em còn chưa chinh phục được ước mơ của chính mình. Để trở thành giáo viên, em phải cố gắng học tập thật tốt để có kiến thức nền tảng thật vững chắc và thi đỗ vào trường Sư phạm. Em đã từng mơ đến những ngày tháng sinh viên, được đào tạo kỹ năng và nghiệp vụ sư phạm, được đi thực tập và trở thành giáo viên thực sự. Đằng sau ước mơ ấy, những nhà giáo tương lai sẽ phải đối mặt với đủ thứ áp lực và rèn luyện hàng ngày để có đủ tố chất và kỹ năng thành những nhà giáo mẫu mực tương lai. Những đêm thức trắng để học bài, để làm thuyết trình, để hoàn thành khóa luận,… tất cả cũng chỉ vì một ngày được thắp sáng ước mơ của nghề dạy trẻ. Thậm chí, ngay cả khi trở thành giáo viên thực sự rồi, nhà giáo cũng phải đánh đổi và đối mặt với rất nhiều những gian nan và thử thách để có đủ kinh nghiệm và sự vững vàng trong nghề. Dù cho nghề nhà giáo là nghề vất vả nhưng với em, đó là sự vinh quang và là niềm đam mê mà em khát khao. Em sẽ trở thành giáo viên dạy các bạn nhỏ, xây dựng cho các bạn nhỏ nền tảng kiến thức vững vàng và chắp cánh ước mơ cho các em nhỏ đến những nơi mà các em muốn đến, lái những chuyến đò tri thức cập bến sang sông. Và em sẽ trở thành nhà giáo mẫu mực, đạt được đỉnh cao trong nghề nhà giáo mà mình vẫn vô cùng yêu quý. Tóm lại, để có thể trở thành nhà giáo, việc em cần làm đó chính là cố gắng học tập thật tốt và có đủ kỹ năng và kiến thức.
    2Bàn luận về phép học được trích từ bài tấu của Nguyễn Thiếp gửi vua Quang Trung năm 1791 đã bàn luận về việc học chân chính. Văn bản được trình bày thành hai phần với những lập luận rõ ràng và giàu sức thuyết phục, Mở đầu bài tấu, tác giả đã nêu lên mục đích quan trọng của việc học. Theo tác giả, điều quan trọng nhất với người học là học đạo đức, cách đối nhân xử thế hàng ngày. Học tập chính là con đường để mỗi người hoàn thiện nhân cách của chính mình, như viên ngọc được mài giũa để sáng đẹp hơn. Học chính là để làm người. Từ đó, tác giả phê phán lối học lệch lạc, sai trái. Học vì mục đích cầu danh lợi, học  hình thức, không học tam cương ngũ thường. Đó là lối học vẹt, học để thi cử, để được làm quan và hưởng nhiều bổng lộc. Chính cách học lệch, học sai trái đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho đất nước, đó là những tên quan lại chỉ biết vinh hoa phú quý cho mình mà quên đi lợi ích dân tộc. Nước mất nhà tan cũng vì lẽ đó. Từ đó, tác giả khẳng định phương pháp học đúng đắn là học tuần tự từ thấp đến cao, biết tóm lược cho gọn và học cần đi đôi với hành. Đó là quan điểm thể hiện tầm nhìn xa trông rộng của Nguyễn Thiếp. Đặc biệt việc bồi dưỡng đạo đức cho người học cần được đề cao, bởi người có tốt thì đất nước mới thái bình, phát triển. Có thể nói những tư tưởng tưởng tiến bộ  cũng là những suy tư, tâm huyết của tác giả có ý nghĩa rất lớn với dân tộc cho đến ngày hôm nay. Những ý kiến mà Nguyễn Thiếp nêu ra có nhiều điểm tiến bộ, đáng để cho hậu thế noi theo
    3Nếu không có mấy câu thơ này, có lẽ ta không biết nhà thơ đang xa quê. ta thấy được một khung cảnh vô cùng sống động trước mắt chúng ta, vậy mà nó lại được viết ra từ tâm tưởng một cậu học trò. từ đó ta có thể nhận ra rằng quê hương luôn nằm trong tiềm thức nhà thơ, quê hương luôn hiện hình trong từng suy nghĩ, từng dòng cảm xúc. Nối nhớ quê hương thiết tha bật ra thành những lời nói vô cùng giản dị: “Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá”. Quê hương là mùi biển mặn nồng, quê hương là con nước xanh, là màu cá bạc, là cánh buồm vôi.
    Màu của quê hương là những màu tươi sáng nhất, gần gũi nhất. Tế Hanh yêu nhất những hương vị đặc trưng quê hương đầy sức quyến rũ và ngọt ngào. Chất thơ của Tế Hanh bình dị như con người ông, bình dị như những người dân quê ông, khoẻ khoắn và sâu lắng. Từ đó toát lên bức tranh thiên nhiên tươi sáng, thơ mộng và hùng tráng từ đời sống lao động hàng ngày của người dân.
    Bài thơ đem lại ấn tượng khó phai về một làng chài cách biển nửa ngày sông, lung linh sóng nước , óng ả nắng vàng. Dòng sông, hồn biển ấy đã là nguồn cảm hứng theo mãi Tế Hanh từ thuở “hoa niên” đến những ngày tập kết trên đất Bắc. Vẫn còn đó tấm lòng yêu quê hương sâu sắc, nồng ấm của một người con xa quê.
    4Từ tình cảnh và tâm trạng của con hổ trong bài thơ cũng như của người dân Việt Nam đầu thế kỉ XX, ta có thể thấy được rằng cuộc sống hòa bình và tự do chúng ta đang được hưởng thụ ngày nay thật vô giá biết nhường nào. Đất nước được hòa bình, chúng ta không phải sống trong cảnh khói lửa đạn bom, không phải chịu nỗi đau mẹ mất con, con mất cha, vợ mất chồng. Đất nước được hòa bình, độc lập, chúng ta được sống trong những điều kiện tốt nhất. Trẻ em được bình yên khôn lớn và vui vẻ cắp sách tới trường. Người dân khắp mọi miền hăng say lao động sản xuất, xây dựng cuộc sống hạnh phúc, ấm no. Hòa bình tự do là một món quà vô giá mà thế hệ cha ông đã phải hi sinh máu xương để đánh đổi. Vì vậy, thế hệ học sinh chúng ta cần phải có ý thức hơn trong việc gìn giữ hòa bình để xây dựng một xã hội tốt đẹp, tươi sáng hơn.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới