Cảm nhận của em về Sự giao thoa giữa cảm hứng về thiên nhiên, vũ trụ và cảm hứng về lao động trong bài thơ Đoàn thuyền đán

Cảm nhận của em về Sự giao thoa giữa cảm hứng về thiên nhiên, vũ trụ và cảm hứng về lao động trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận

(Giúp mình với ạ)

1 bình luận về “Cảm nhận của em về Sự giao thoa giữa cảm hứng về thiên nhiên, vũ trụ và cảm hứng về lao động trong bài thơ Đoàn thuyền đán”

  1. Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” được tác giả Huy Cận sáng tác trong thời gian nhà thơ đi công tác dài ngày ở vùng mỏ Quảng Ninh giữa năm 1958.  Hai nguồn cảm hứng hòa quyện và thống nhất trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”, đó chính là cảm hứng về thiên nhiên vũ trụ và cảm hứng lao động. Chính sự hòa quyện đến hài hòa của hai nguồn cảm hứng này đã mang lại vẻ đẹp độc đáo cho bài thơ.
    Mở đầu bài thơ, nhà thơ Huy Cận đã vẻ ra một khung cảnh thiên nhiên rộng lớn, kì vĩ. Từ trong không gian hùng vĩ đó, cuộc sống lao động của người dân chài lưới hiện ra đầy chân thực, sống động:
    “Mặt trời xuống biển như hòn lửa
    Sóng đã cài then đêm sập cửa
    Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
    Câu hát căng buồm cùng gió khơi”
    Hình ảnh mặt trời bắt đầu lặn khi chiều về được nhà thơ miêu tả đầy sống động. Huy Cận đã sử dụng biện pháp so sánh khi ví mặt trời như “hòn lửa”. Chỉ một hình ảnh “hòn lửa” thôi cũng đã gợi ra đầy đủ màu sắc, hình dáng, ánh sáng và nhịp điệu của sự chuyển động. Mặt trời trong sự liên tưởng của Huy Cận mang cái sắc đỏ ối như ngọn lửa, luồng sáng rực bao phủ không gian xung quanh nó gọi không khí của buổi chiều tà, nhà thơ còn cảm nhận được cái nhịp chuyển động chậm dãi của mặt trời khi chìm vào giấc ngủ “xuống biển” .
    Trong cảm nhận của Huy Cận, “sóng”, “đêm” không đơn thuần là một hiện tượng thuộc về thế giới tự nhiên, nó không vô tri, vô giác mà nó như một sinh thể, có nhận thức, biết hành động “cài then”, “sập cửa”. Chính những hành động này đã kéo màn đêm về, bao trùm lấy không gian. Và trong không gian đầy sắc màu, âm thanh và chuyển động ấy, con người lại bắt tay vào công việc lao động thường ngày “Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi”. Từ “lại” diễn tả được cái nhịp điệu của công việc, sự thường xuyên này dường như đã trở thành một quy luật của những người dân nơi đây, đó chính là ra khơi, đánh bắt về những con cá tươi ngon.
    “Câu hát căng buồm” là hình ảnh ẩn dụ đầy độc đáo, đó là tiếng hát chứa chan niềm vui của người lao động được làm chủ thiên nhiên, đất nước mình, làm chủ công việc mà mình gắn bó suốt đời. Câu thơ cũng thể hiện được sự hòa hợp giữa thiên nhiên và công việc lao động của con người.
    “…Cá bạc biển Đông lặng
    Cá thu biển Đông như đoàn thoi
    Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng”
    Nội dung của bài hát lao động chính là ca ngợi sự giàu có của biển cả, thể hiện được ước mơ đánh bắt được nhiều hải sản. Do đó, khúc hát này cũng là bài ca “gọi cá” của người lao động. Công việc lao động diễn ra trên một nền thiên nhiên tuyệt đẹp. Đó là đêm trăng sao huyền ảo, gió lộng, mây bay:
    “Thuyền ta lái gió với buồm trăng
    Lướt giữa mây cao với biển bằng”
    Đến câu thơ này, sự hòa quyện giữa thiên nhiên và cuộc sống lao động của con người hài hòa một cách tuyệt đối. Câu thơ gợi liên tưởng đến không gian của một đêm trăng trên biển. Trong không gian ấy: “trăng”, “gió”, “mây” hòa nhập vào con thuyền, con thuyền có gió làm lái “lái gió”, có trăng làm buồm “buồm trăng”. Động từ “lướt” đã miêu tả tốc độ nhanh và nhẹ của đoàn thuyền. Con thuyền dưới ngòi bút của nhà thơ bỗng mang tầm vóc to lớn, kì vĩ  ngang tầm vũ trụ, đó là vẻ đẹp vô cùng lãng mạn.
    “Ra đậu dặm xa dò bụng biển
    Dàn đan thế trận lưới vây giăng”
    Nhà thơ Huy Cận đã sử dụng một hệ thống lớn những động từ như: “đậu”, “dò”, “dàn”, “vây” để miêu tả hành động của người ngư dân khi chuẩn bị bao vây, buông lưới như “dàn đan thế trận”, hành động khẩn trương như những người chiến sĩ trên mặt trận. Các động từ này còn làm toát lên tinh thần lao động mê mải, nhiệt tình; không khí lao động hối hả, khẩn trương. Không khí ấy, tinh thần ấy nói với chúng ta về niềm lạc quan yêu đời, tình yêu nghề, yêu biển cả của những người dân chài.
    Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” đã khắc họa nhiều hình ảnh đẹp tráng lệ, thể hiện sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người lao động, bộc lộ niềm vui, niềm tự  hào của nhà thơ trước đất nước và cuộc sống.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới