“Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ Màu nước xanh ca bạc, chiếc buồm vôi, Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi, Tôi thấy n

“Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ Màu nước xanh ca bạc, chiếc buồm vôi, Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi, Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!’ (Quê hương – Tế Hanh) viet doan van 6-8 cau trinh bay cam nhan cua em ve doan tho

2 bình luận về ““Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ Màu nước xanh ca bạc, chiếc buồm vôi, Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi, Tôi thấy n”

  1. Đoạn thơ chính là nỗi nhớ da diết dành cho quê hương của nhà thơ Tế Hanh. Ông trực tiếp nói lên nhớ thương vô hạn dành cho quê hương chài lưới “lòng tôi luôn tưởng nhớ” – có nghĩa là cả tâm hồn, trái tim đều hướng đến và nhớ về quê hương. Liệt kê: màu nước xanh, các bạc, chiếc buồm vôi chính là đại diện cho hình ảnh quen thuộc của quê hương. Đặc biệt in dấu trong tâm trí tác giả chính là hình ảnh con thuyền. Con thuyền ấy mang theo hi vọng, mang theo niềm tin của người dân. Và trong tâm tưởng của Tế Hanh, mùi nồng mặn quá là mùi của biển, của quê hương và giúp nhà văn cũng như người đọc thêm hiểu về quê hương chài lưới cùng nỗi nhớ của người con xa quê. 

    Trả lời
  2. Cảm nhận
    Nếu không có mấy câu thơ này, có lẽ ta không biết nhà thơ đang xa quê. ta thấy được một khung cảnh vô cùng sống động trước mắt chúng ta, vậy mà nó lại được viết ra từ tâm tưởng một cậu học trò. từ đó ta có thể nhận ra rằng quê hương luôn nằm trong tiềm thức nhà thơ, quê hương luôn hiện hình trong từng suy nghĩ, từng dòng cảm xúc. Nối nhớ quê hương thiết tha bật ra thành những lời nói vô cùng giản dị: “Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá”. Quê hương là mùi biển mặn nồng, quê hương là con nước xanh, là màu cá bạc, là cánh buồm vôi. Màu của quê hương là những màu tươi sáng nhất, gần gũi nhất. Tế Hanh yêu nhất những hương vị đặc trưng quê hương đầy sức quyến rũ và ngọt ngào. Chất thơ của Tế Hanh bình dị như con người ông, bình dị như những người dân quê ông, khoẻ khoắn và sâu lắng. Từ đó toát lên bức tranh thiên nhiên tươi sáng, thơ mộng và hùng tráng từ đời sống lao động hàng ngày của người dân

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới