chứng minh sự thờ ơ vô trách nhiệm của quan phụ mẫu
chứng minh sự thờ ơ vô trách nhiệm của quan phụ mẫu
1 bình luận về “chứng minh sự thờ ơ vô trách nhiệm của quan phụ mẫu”
Văn xuôi quốc ngữ buổi đầu đã có sự đóng góp của Phạm Duy Tốn. Truyện ngắn Sống chết mặc bay của ông là một trong những thành tựu của dòng văn học hiện thực thuở sơ khai. Truyện được viết vào tháng 7 – 1928, được đăng tải trên báo Nam Phong số 18 tháng 12 năm 1928.
Ngày xưa dưới thời phong kiến, quan lại có trách nhiệm với các “con dân” như cha, mẹ của dân. Song, trong thực tế, dân gian có lời ca dao oán thán:
“Con ơi! Nhớ lấy câu này/Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan..”
Nghe ca dao, có thể chúng ta chưa tin. Có lẽ, ta sẽ theo bước chân tác giả Phạm Duy Tốn đến với “làng X, thuộc phủ X” vì nước sông Nhị Hà đang lên to quá, mà khúc đê vỡ! Nhưng đã có Nhà nước lo. Nhà nước đã cử một ông quan phụ mẫu (cha mẹ của dân) đến làng X để giúp dân hộ đê rồi. Văn bảnSống chết mặc baycủa Phạm Duy Tốn đã vẽ lại toàn bộ công cuộc đi giúp dân hộ đê của quan phụ mẫu đã xứng đáng với sự mong chờ mòn mỏi của dân chưa?
Quan đi giúp dân “hộ đê”, mà chuẩn bị đồ dùng thức đựng, kẻ hầu người hạ như đi hội: đèn thắp sáng trưng, nha lệ lính tráng, kẻ hầu người hạ đi lại rộn ràng. Quan ngồi tư thế: Chân phải duỗi thẳng ra để cho tên người nhà quỳ dưới đất mà gãi. Tên nữa…chực hầu điếu đóm. Một tên lính lệ đứng bên cầm quạt, chốc lại phẩy. Chung quanh sập… thầy đề, thầy đội nhất, thầy thông nhì, chánh tổng… cùng ngồi hầu bài. Đồ dùng của quan cái gì cũng có: bát yến hấp đường phèn… khói bay nghi ngút, tráp đồi mồi, trong ngăn đầy trầu vằng, cau đậu, rễ tía; ống thuốc bạc, đồng quản bút, tăm bông… trông mà thích mắt.
Quan đi giúp dân “hộ đê”, mà lại ngồi ở trên đình cao, không quan tâm gì đến đê điều. Thật vô trách nhiệm! Hơn thế nữa, quan lại ngồi say mê chơi tổ tôm để ăn tiền. Cho nên “ngoài kia, tuy mưa gió ầm ầm, dân phu rối rít”, “nhưng trong này xem chừng tĩnh mịch, nghiêm trang lắm”.
Nhưng đáng chú ý nhất, đáng phê phán nhất là thái độ vô trách nhiệm đến vô nhân đạo của quan phụ mẫu. Khi hai lần có người vào bẩm báo tình hình nguy cấp của khúc đê, quan không những thờ ơ, mà còn gắt, quát, dọa bỏ tù thằng nào vào bẩm báo. Lần một: “Ngài cau mặt, gắt: mặc kệ”. Lần thứ hai quan lớn mặt đỏ mặt tía tai, quát, dọa “ông cách cổ bỏ tù chúng mày” và cuối cùng đê vỡ “nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa mà ngập hết; kẻ sống không có chỗ ở; kẻ chết không nơi chôn…”.
Với bút pháp tự sự xen biểu cảm, trữ tình, mà tác giả Phạm Duy Tốn đã thành công trong việc xây dựng bộ mặt vô trách nhiệm của tên quan phụ mẫu Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX. Tác phẩm này đã giúp em hiểu biết thêm rất nhiều về một giai đoạn đất nước Việt Nam, Tổ quốc của em
1 bình luận về “chứng minh sự thờ ơ vô trách nhiệm của quan phụ mẫu”