Phân tích khổ thơ 1,2 của bài “Đoàn thuyền đánh cá” ko cần viết mở bài làm có tâm nhé
Phân tích khổ thơ 1,2 của bài “Đoàn thuyền đánh cá”
ko cần viết mở bài
làm có tâm nhé
1 bình luận về “Phân tích khổ thơ 1,2 của bài “Đoàn thuyền đánh cá” ko cần viết mở bài làm có tâm nhé”
Mặt trời xuống biển như ngọn lửa. Sóng đã cài then đêm sập cửa.
Nghệ thuật so sánh và nhân hoá được sử dụng thật độc đáo. Mặt trời được ví như hòn lửa đang lặn dần vào lòng biển. Vũ trụ như một ngôi nhà lớn, màn đêm xuống mau khép lại ánh sáng như đóng sập cánh cửa khổng lồ mà những lượn sóng là chiếc then cài. Ngày đã khép lại, vũ trụ như đang bước vào trạng thái thư giãn sau một ngày lao động thì chính lúc ấy một ngày lao động mới của người dân đánh cá lại bắt đầu:
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi, Câu hát căng buồm cùng gió khơi.
Khi vị chủ nhân thứ nhất của thiên nhiên là mặt trời đi ngủ thì vị chủ nhân thứ hai – những người dân chài của cuộc sống mới lại mở cửa đêm để ra biển đánh cá. Công việc của những người dân chài diễn ra như một nhịp sống đều đặn trở thành quen thuộc, nền nếp. Nếu như sức sống của thiên nhiên như ngừng lại thì sự có mặt của đoàn thuyền như nối tiếp nhịp sống đó. Dù đã cài then, sập cửa nhưng biển không chìm trong lạnh lẽo hoang vu mà trái lại biển đang là chứng nhân cho sự làm việc hăng say, không nghỉ của những người lao động. Câu thơ xuất hiện ba sự vật khác biệt là câu hát, căng buồm và gió khơi nhưng lại được gắn kết, hòa quyện với nhau. Tiếng hát khỏe khoắn của cả tập thể hòa với tiếng gió thổi căng buồm đẩy thuyền phăng phăng rẽ sóng. Câu hát là niềm tin, sự phấn chấn của người lao động. Sự kết hợp của nhịp điệu gấp gáp khẩn trương ở hai câu đầu với cái thanh thoát, đĩnh đạc của nhịp thơ hai câu sau đã vẽ nên bức tranh hào hùng về cảnh đoàn thuyền ra khơi. Khổ thơ còn là sự kết hợp của những liên tưởng táo bạo với những phép tu từ so sánh, nhân hoá đặc sắc đã giúp tác giả thể hiện khúc ca ra khơi hào hùng của người dân chài.
Không chỉ hát khi ra khơi mà những con người lao động luôn cất tiếng hát hòa cùng với công việc của mình. Tiếng hát là mong ước, là niềm tin thu hoạch:
Hát rằng: cá bạc biển Đông lặng, Cá thu biển Đông như đoàn thoi.
Từ con cá bạc báo biển lặng, biển hiện lên trong đêm như một khung cửi lớn và đẹp. Cá thu từng đoàn rẽ nước toả sáng, di chuyển như những con thoi. Sự liên tưởng từ khung cửi dệt đến khung cửa biển là sự liên tưởng độc đáo, là kết quả của sự quan sát thực tế. Qua sự liên tưởng ấy, trong cảm xúc vũ trụ của Huy Cận biển không còn xa lạ mà trở nên gần gũi. Trong lời hát của người ngư dân, biển thật giàu có:
Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng. Đến dệt lưới ta, đoàn cá ơi!
Nguyên liệu biển dồi dào, chỉ cần một tiếng gọi để thu cá vào lưới. Khổ thơ mang âm hưởng của dòng cảm hứng vũ trụ với sự lãng mạn của tâm hồn đã làm nên những khúc ca hoành tráng của người lao động.
Hai khổ thơ mở ra trước mắt bạn đọc thiên nhiên tươi đẹp và hình ảnh con người tràn đầy sức sống. Khổ thơ nói riêng và bài thơ nói chung đã góp phần làm cho kho tàng văn học Việt Nam thêm phong phú, đa dạng hơn. Nhiều năm tháng qua đi nhưng bài thơ vẫn giữ nguyên vẹn những giá trị tốt đẹp ban đầu của nó và để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc.
Sóng đã cài then đêm sập cửa.
Nghệ thuật so sánh và nhân hoá được sử dụng thật độc đáo. Mặt trời được ví như hòn lửa đang lặn dần vào lòng biển. Vũ trụ như một ngôi nhà lớn, màn đêm xuống mau khép lại ánh sáng như đóng sập cánh cửa khổng lồ mà những lượn sóng là chiếc then cài. Ngày đã khép lại, vũ trụ như đang bước vào trạng thái thư giãn sau một ngày lao động thì chính lúc ấy một ngày lao động mới của người dân đánh cá lại bắt đầu:
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,
Câu hát căng buồm cùng gió khơi.
Khi vị chủ nhân thứ nhất của thiên nhiên là mặt trời đi ngủ thì vị chủ nhân thứ hai – những người dân chài của cuộc sống mới lại mở cửa đêm để ra biển đánh cá. Công việc của những người dân chài diễn ra như một nhịp sống đều đặn trở thành quen thuộc, nền nếp. Nếu như sức sống của thiên nhiên như ngừng lại thì sự có mặt của đoàn thuyền như nối tiếp nhịp sống đó. Dù đã cài then, sập cửa nhưng biển không chìm trong lạnh lẽo hoang vu mà trái lại biển đang là chứng nhân cho sự làm việc hăng say, không nghỉ của những người lao động. Câu thơ xuất hiện ba sự vật khác biệt là câu hát, căng buồm và gió khơi nhưng lại được gắn kết, hòa quyện với nhau. Tiếng hát khỏe khoắn của cả tập thể hòa với tiếng gió thổi căng buồm đẩy thuyền phăng phăng rẽ sóng. Câu hát là niềm tin, sự phấn chấn của người lao động. Sự kết hợp của nhịp điệu gấp gáp khẩn trương ở hai câu đầu với cái thanh thoát, đĩnh đạc của nhịp thơ hai câu sau đã vẽ nên bức tranh hào hùng về cảnh đoàn thuyền ra khơi. Khổ thơ còn là sự kết hợp của những liên tưởng táo bạo với những phép tu từ so sánh, nhân hoá đặc sắc đã giúp tác giả thể hiện khúc ca ra khơi hào hùng của người dân chài.
Không chỉ hát khi ra khơi mà những con người lao động luôn cất tiếng hát hòa cùng với công việc của mình. Tiếng hát là mong ước, là niềm tin thu hoạch:
Hát rằng: cá bạc biển Đông lặng,
Cá thu biển Đông như đoàn thoi.
Từ con cá bạc báo biển lặng, biển hiện lên trong đêm như một khung cửi lớn và đẹp. Cá thu từng đoàn rẽ nước toả sáng, di chuyển như những con thoi. Sự liên tưởng từ khung cửi dệt đến khung cửa biển là sự liên tưởng độc đáo, là kết quả của sự quan sát thực tế. Qua sự liên tưởng ấy, trong cảm xúc vũ trụ của Huy Cận biển không còn xa lạ mà trở nên gần gũi. Trong lời hát của người ngư dân, biển thật giàu có:
Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng.
Đến dệt lưới ta, đoàn cá ơi!
Nguyên liệu biển dồi dào, chỉ cần một tiếng gọi để thu cá vào lưới. Khổ thơ mang âm hưởng của dòng cảm hứng vũ trụ với sự lãng mạn của tâm hồn đã làm nên những khúc ca hoành tráng của người lao động.
Hai khổ thơ mở ra trước mắt bạn đọc thiên nhiên tươi đẹp và hình ảnh con người tràn đầy sức sống. Khổ thơ nói riêng và bài thơ nói chung đã góp phần làm cho kho tàng văn học Việt Nam thêm phong phú, đa dạng hơn. Nhiều năm tháng qua đi nhưng bài thơ vẫn giữ nguyên vẹn những giá trị tốt đẹp ban đầu của nó và để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc.