I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Đọc đoạn trích: Chàng chẳng thấy chim uyên ở nội, Cũng dập dìu, chẳng vội phân trương.

I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc đoạn trích:
Chàng chẳng thấy chim uyên ở nội,
Cũng dập dìu, chẳng vội phân trương.
Chẳng xem chim yến trên rường,
Bạc đầu không nỡ đôi đường rẽ nhau.
Kìa loài sâu đôi đầu cùng cánh,
Nọ loài chim chắp cánh cùng bay.
Liễu, sen là thức cỏ cây,
Đôi hoa cũng dính, đôi dây cũng liền.
Ấy loài vật tình duyên còn thế,
Sao kiếp người nỡ để đấy đây?
Thiếp xin về kiếp sau này,
Như chim liền cánh, như cây liền cành.
(Trích Chinh phụ ngâm khúc, Đặng Trần Côn, Chinh phụ ngâm diễn ca, NXB Văn học, 1987, tr. 30)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2. Trong đoạn trích, nhân vật trữ tình là ai?
Câu 3. Chàng trong đoạn trích là nhân vật nào?
Câu 4. Nêu hiệu quả của câu hỏi tu từ được sử dụng trong hai câu thơ:
Ấy loài vật tình duyên còn thế,
Sao kiếp người nỡ để đấy đây?
Câu 5. Anh/ Chị hiểu như thế nào về nội dung hai câu thơ sau?
Thiếp xin về kiếp sau này,
Như chim liền cánh, như cây liền cành.
Câu 6. Nhận xét về tâm trạng của nhân vật trữ tình trong đoạn trích.

1 bình luận về “I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Đọc đoạn trích: Chàng chẳng thấy chim uyên ở nội, Cũng dập dìu, chẳng vội phân trương.”

  1. C1. PTBĐ biểu cảm
    C2. 
    – Nhân vật trữ tình là người chinh phụ
    C3. Chàng ở đây là người chinh phu
    C4. 
    – Làm cho lời thơ sinh động hấp dẫn, tăng hiệu quả diễn đạt
    – Nhấn mạnh, xót thương cho số phận của mình.
    ⇒ Sự đồng cảm của nhà thơ trước nỗi cô đơn, khát khao hạnh phúc của người chinh phụ. 
    C5. Câu thơ nói lên ước mong của người chinh phụ đó là không phải xa chồng, qua đó cũng thể hiện được khát khao hạnh phúc của mình.
    C6. Tâm trạng nhớ mong, khắc khoải, nỗi buồn sâu thẳm.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới