Nhân dân ta có câu tục ngữ: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Hãy giải thích nội dung câu tục ngữ đó KO MẠNG NH

Nhân dân ta có câu tục ngữ: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Hãy giải thích nội dung câu tục ngữ đó

KO MẠNG NHA MN

Cảm ơn mn nhiều

1 bình luận về “Nhân dân ta có câu tục ngữ: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Hãy giải thích nội dung câu tục ngữ đó KO MẠNG NH”

  1. GIẢI THÍCH ” ĐI MỘT NGÀY ĐÀNG, HỌC MỘT SÀNG KHÔN “
                               Bài làm
       Kiến thức luôn là thứ vô tận đối với mỗi người. Chúng ta càng tìm hiểu thì càng thấy có nhiều thứ chưa biết và muốn biết. Sự tìm tòi, học hỏi từ mọi người, từ thế giới bên ngoài luôn rất cần thiết. Vì thế mới có câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. Câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” là kinh nghiệm mà cha ông ta đã đúc rút để truyền cho thế hệ đi sau. Kiến thức mà chúng ta muốn tìm hiểu tựa như đại dương bao la, những gì chúng ta biết chỉ là một giọt nước nhỏ mà thôi. Bởi vậy không ngừng tìm kiếm, không ngừng học hỏi là điều mà bạn nên biết, nên làm.
       “ Đi một ngày đàng học một sang khôn” là gì ?Câu tục ngữ ngắn gọn được chia làm hai vế đã đúc kết một kinh nghiệm vô cùng quý báu của ông cha ta. Trong vế câu từ nhất, từ “đi” là một hành động, sử dụng đôi chân để di chuyển từ nơi này sang nơi khác; còn “đàng” có nghĩa là đường, do con người tạo ra để thuận tiện cho việc đi lại. Vậy nên “đi một ngày đàng” ý chỉ việc đi ra bên ngoài học hỏi, khám phá. Đến vế câu thứ hai, “học” có nghĩa là học hỏi, thu nhận kiến thức và rèn luyện kĩ năng; còn “sàng” là dụng cụ của người nông dân xưa có hình tròn được đan bằng tre dùng để lọc sạch thóc khỏi vỏ trấu… Từ đó, “học một sàng khôn” có nghĩa là học hỏi được nhiều điều bổ ích. Xét về nghĩa hàm ý thì câu tục ngữ muốn nhắn gửi đến mọi người rằng hãy ra ngoài để tìm hiểu kiến thức, bổ sung cho mình hiểu biết để không tụt hậu. Thế giới bên ngoài luôn có rất nhiều thứ hay ho, nếu cứ mãi ở nhà, mãi ngồi yên một chỗ thì kiến thức cũng sẽ chỉ dậm chân một chỗ mà thôi.
       Vậy vì sao chúng ta phải “ đi ”? Vì rất đợn giản, thế giới ngoài kia rất rông lớn, đặc biệt trong thời đại phát triển như hiện nay thì cần phải đi thật nhiều. Bởi những cái mà chúng ta ko biết là vô cùng vô tận, những cái chũng ta biết thì thật là nhỏ bé. Cái chúng ta biết chỉ là một giọt nước trong cả một đại dương tri thức ngoài kia. Mà tri thức, kinh nghiệm, kĩ năng… là những điều chúng ta phải có nhưng nó lại ko tự tìm đến mà bắt tôi và bạn phải đi tìm. Tìm càng nhiều thì có càng nhiều mà ko tìm thì tuyệt nhiên ko có. Cái chúng ta đc học ở trường, trong sách vở, từ thầy cô, gia đình mới chỉ đáp ững đc điều kiện cần. Nhưng để đủ, để chúng ta có thể thực hiện tốt xứ mện là người xây dựng đất nước ngày một giàu đệp hơn, văn minh hơn, góp phần vào xây dựng một Việt Nam có thể sánh vai với các cường quốc thì bắt buộc chúng ta phải đi thật nhiều. Xã hội không ngừng thay đổi, thậm chí nó thay đổi từng ngày, từng giờ. Nếu chúng ta không kịp thời cập nhập thông tin, không chịu bổ túc tri thức thì sẽ trở thành người lạc hậu, bị tụt hậu, thấp kém. Chúng ta đang sống trong một thế giới phẳng, phẳng đến mức ranh giới, lãnh thổ gần như chỉ còn tồn tại trên bản đồ còn về kinh tế, văn hóa, xã hội đã không còn ranh giới nữa. Ví dụ : Các bạn muốn mua một chiếc áo, ngày xưa chỉ có thể mua ở một cửa hàng, shop của Việt Nam. Bây giờ bạn có thể mua ở bất cứ nước nào. Chỉ cần có chiếc điện thoại thông minh, mạng Internet là mua được. Cách đây vài năm về trước, nơi làm việc bắt buộc phải là nhà, văn phòng, công ty. Nay vẫn với công việc ấy, bạn có thể làm việc ở bất cứ nơi đâu, thậm chí vừa đi du lịch vừa làm việc cũng được. Muốn làm được những điều trên, bắt buộc các bạn phải vượt ao tù ra biển lớn. Phải học tập, mở rộng tri thức, tầm hiểu biết sâu rộng.
       Cuộc sống là một hành trình, mỗi người bước đi trên hành trình đó đều sẽ học được nhiều điều bổ ích. Câu chuyện về chàng trai trẻ Phạm Nhật Vượng, nếu năm xưa chỉ “dùi mài kinh sử” mà không có những trải nghiệm từ những công việc thực tế trong cuộc sống, ông cũng đã không thể trở thành – Phạm Nhật Vượng chủ tịch tập đoàn Vingroup như ngày hôm nay. Nhiều nhà văn nổi tiếng như Thạch Lam, Vũ Bằng, Minh Hương, Nguyễn Tuân… cũng cần đi nhiều, tiếp xúc nhiều với nhiều mảnh đời trong xã hội mới có thể viết được những tác phẩm chân thực, có giá trị theo năm tháng. Đặc biệt nhất là Chủ tịch Hồ Chí Minh – Bác đã đi nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều hoàn cảnh khác nhau của nhiều nước khác nhau trên thế giới. Quá trình ấy Bác luôn tích cực, chủ động học hỏi những thứ mình không biết, phát huy những thứ mình đã biết. Sau đó Bác chọn lọc những gì phù hợp với Việt Nam, tìm ra con đường cứu nước, làm cho nước nhà độc lập, thống nhất, sánh vai với các cường quốc trên thế giới… Tất cả đều là những minh chứng cho việc “đi một ngày đàng học một sàng khôn”.
       Trong kho tàng dân gian Việt Nam và thế giới có nhiều cao dao, tục ngữ nhấn mạnh nội dung tương tự:
                                             “Đi một buổi chợ, học một mớ khôn”
    Hay:
                                      “Đi cho biết đó biết đây
                            Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn”
        Tuy nhiên, chúng ta cần hiểu rõ. Đi ở đây không phải là bước ra đường rồi cứ thế đi hết nơi này đến nơi nọ và khi về là có thật nhiều trí khôn. “ Đi ” ở đây là mở rộng không gian địa lí, đi để học tập, để thăm thú, đi để mở rộng, nâng cao tầm hiểu biết. Đi để thấy rằng mình quá nhỏ bé so nới thế giới rộng lớn ngoài kia, đi để thấy mình còn lạc hậu, mình cần phải học hỏi thật nhiều. Đi bằng nhiều cách, đi bằng con đường bộ, đường hàng không, đường thủy. Ngoài ba cách trên ra, chúng ta có thể đi bằng con đường internet, đi qua mạng xã hội. Internet với chức năng kết nối toàn cầu, nó có thể trả lời mọi câu hỏi của bạn và tôi, tích lũy tri thức, rèn luyện kĩ năng sống, nâng cao tầm kiểu biết để bồi dưỡng bản thân ngày một tốt đẹp hơn.
       Vậy chúng ta phải làm gì để thực hiện lời dạy quý báu của ông cha ta ngày xưa?Chúng ta phải luôn không ngừng nỗ lực học tập, đi đó đây để nâng cao tầm hiểu biết. Đặc biệt đối với thế hệ trẻ ngày nay, mùa xuân tương lai của đất nước đang nằm trong tay tuổi trẻ, những người nhiệt huyết và hăng hái cần trau dồi tri thức để đưa đất nước phát triển và đi xa hơn nữa.
       Bên cạnh đó vẫn có những người sống thụ động, hèn nhát. Họ không dám tiến bước về phía trước, thoát khỏi vùng an toàn của mình để chinh phục mục tiêu của bản thân. Ngược lại họ chỉ trông chờ vào những điều may mắn theo tâm lý: “Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau” hay “Há miệng chờ sung”. Đó quả thật là lối sống đáng phê phán trong xã hội hiện đại.
       Là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, trước hết chúng ta cần chăm chỉ học tập, nhuần nhuyễn các kiến thức thầy cô giảng dạy. Bên cạnh đó cần chủ động tìm kiếm thêm những tri thức mới để làm giàu thêm kho tàng tri thức cho bản thân. Đây chính là hành trang vững chắc để sau này chúng ta tự tin bước vào cuộc sống.
       Tóm lại, chúng ta cần phát huy truyền thống hiếu học ngàn đời của dân tộc ta và trên hết là hãy học trong cả đời sống thực tế. Đó là cả 1 kho tàng quý báu mà Thượng đế ban tặng cho con người và chỉ còn chờ chúng ta khám phá và tìm tòi kho tàng ấy. Câu tục ngữ “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” đã làm giàu thêm cho kho tàng “túi khôn” của nhân loại, là bài học thấm thía sâu sắc mà ông cha ta răn dạy, khuyên bảo con cháu bao đời nay vẫn được lưu truyền mãi mãi…
    NHỚ VOTE MIK 5 SAO VÀ CÂU TRẢ LỜI HAY NHẤT
     
     

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới