VIẾT VĂN: Giải thích câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” Không chép mạng. Nhanh giúp mình ạ
VIẾT VĂN: Giải thích câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”
Không chép mạng.
Nhanh giúp mình ạ
1 bình luận về “VIẾT VĂN: Giải thích câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” Không chép mạng. Nhanh giúp mình ạ”
Mọi thành quả hôm nay chúng ta được thừa hưởng đều là do công sức, mồ hôi, nước mắt thậm chí cả máu ông cha ta đã vất vả đổ xuống. Bởi vậy, chúng ta phải ghi nhớ công ơn của những người đã làm ra chúng. Lòng biết ơn là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Truyền thống đó đã được ông cha ta đúc kết trong câu tục ngữ: “Uống nước nhớ nguồn”.
Vậy “Uống nước nhớ nguồn” là như thế nào? “Uống nước” nghĩa là hưởng thụ những giọt nước ngon ngọt, mát lành. “Nhớ” là biết ơn. “Nguồn” là nơi bắt đầu tạo ra dòng nước mát ngọt. Vậy “Uống nước nhớ nguồn” nghĩa là khi chúng ta uống dòng nước ngọt lành ta phải nhớ tới nguồn tạo ra nó. Từ đó, ta có thể hiểu lời răn dạy, nhắc nhở của ông cha ta tới các thế hệ sau qua câu tục ngữ là: khi chúng ta được hưởng bất cứ thành quả nào đó thì chúng ta phải biết nhớ ơn những thế hệ đi trước, những người đã tạo ra thành quả đó.
Vậy tại sao chúng ta sống phải có lòng biết ơn? Vì lòng biết ơn là một trong những truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta, là đạo lí làm người sâu sắc. Tất cả những thành quả lao động từ của cải vật chất cho đến tinh thần mà chúng ta đang hưởng thụ không phải tự nhiên mà có. Của cải do bàn tay ta lao động tạo nên, đất nước trở nên giàu đẹp cũng là do cha ông ta đã giữ gìn và xây dựng. Lòng biết ơn, sống ân nghĩa, thủy chung là nguyên tắc đối nhân xử thế. Đó cũng là bổn phận và nghĩa vụ của chúng ta. Lòng biết ơn không phải là những lời nói suông mà nó được thể hiện bằng những việc làm, những hành động cụ thể.
Từ xưa đến nay nhân dân Việt Nam vẫn luôn nhớ tới cội nguồn, biết ơn những người đã tạo ra thành quả cho ta hưởng thụ, có cuộc sống ấm no. Toàn xã hội đã thể hiện lòng biết ơn bằng những việc làm cụ thể: Ngày Thương binh Liệt sĩ 27/7 hằng năm nhằm tưởng nhớ tới các anh hùng liệt sĩ đã hi sinh để bảo vệ độc lập tự do cho đất nước. Những ngày cúng giỗ trong gia đình, là ngày các thế hệ con cháu tưởng nhớ tới tổ tiên, ông bà, cha mẹ, những người đã khuất, nhớ tới công ơn sinh thành vun vén cho gia đình để con cháu được thừa hưởng cuộc sống như ngày hôm nay. Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 để các thế hệ học trò nhớ ơn tới những người thầy cô đã dạy dỗ chúng ta nên người. Đảng và nhà nước ta cũng đã có những phong trào đền ơn đáp nghĩa như: xây dựng nhà tình thương, quan tâm, chăm sóc các bà mẹ Việt Nam anh hùng, hay ưu tiên, hỗ trợ cho con em thương binh, liệt sĩ… Ngoài ra, truyền thống tốt đẹp ấy còn được thể hiện trong rất nhiều câu tục ngữ khác: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”;
“Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba.”
“Chim có tổ, người có tông
Như cây có cội, như sông có nguồn.”
Vậy chúng ta phải làm gì để thể hiện lòng biết ơn với những người đã tạo ra thành quả cho ta hưởng thụ? Mỗi người chúng ta phải có ý thức giữ gìn và bảo vệ những thành quả của các thế hệ đi trước đã để lại cho chúng ta. Ta cần phải có ý thức vun đắp và góp phần bảo vệ những thành quả đã đạt được, phải sử dụng chúng một cách đúng đắn và thiết thực, không được lãng phí. Chúng ta phải biết thực hiện tốt bổn phận của người làm con trong gia đình, có ý thức, hành động đền ơn đáp nghĩa với những người đã giúp đỡ mình.
Tuy nhiên có một số người không hiểu được đạo lý này, mọi người thì “ăn cây nào rào cây ấy” nhưng họ lại “ăn cây táo rào cây sung”, không biết nhớ đến công ơn của những người đã vất vả bỏ công sức tạo dựng thành quả cho họ hưởng thụ, ông cha ta cũng đã có một số câu tục ngữ như: “qua cầu rút ván” hay “ăn cháo đá bát” nhằm phê phán những người có thái độ sống vô ơn, vong ân bội nghĩa, dựa vào người khác để đạt được mục đích nhưng khi đạt được mục đích rồi thì lại “lấy oán báo ân”, tráo trở, quay lưng với những người đã giúp đỡ mình khi họ gặp khó khăn.
Câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” là một đạo lý dạy bảo con người đức tính về lòng biết ơn được đúc kết từ bao đời nay. Là học sinh, chúng ta phải khắc ghi trong lòng công ơn sinh thành nuôi nấng của cha mẹ và công lao tận tâm dạy dỗ của thầy cô giáo. Phải biết bảo vệ các thành quả vật chất lẫn tinh thần của bao thế hệ cha ông để lại, và đồng thời cũng biết kế thừa phát huy và giữ gìn giá trị vật chất, tinh thần của những thành quả đó.
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba.”