Mũi Cà Mau: mầm đất tươi non
Mấy trăm đời lấn luôn ra biển;
Phù sa vạn dặm tới đây tuôn,
Đứng lại; và chân người bước đến.
Tổ quốc tôi như một con tàu,
Mũi thuyền ta đó – mũi Cà Mau.
Những dòng sông rộng hơn ngàn thước.
Trùng điệp một màu xanh lá đước.
Đước thân cao vút, rễ ngang mình
Trổ xuống nghìn tay, ôm đất nước!
Tổ quốc tôi như một con tàu,
Mũi thuyền ta đó – mũi Cà Mau.
(Mũi Cà Mau – Xuân Diệu, 10-1960)
câu 1
PTBĐ chính và thể thơ
câu 2
chỉ ra thành phần biệt lập trong câu thơ sau
Tổ quốc tôi như một con tàu,
Mũi thuyền ta đó – mũi Cà Mau.
câu 3
tìm biện pháp tu từ
Đước thân cao vút, rễ ngang mình
Trổ xuống nghìn tay, ôm đất nước!
câu 4
em hiểu ý nghĩa của câu thơ sau là như thế nào
Tổ quốc tôi như một con tàu,
Mũi thuyền ta đó – mũi Cà Mau.
giúp mk gấp với ạ
-> “Mũi thuyền ta đó – mũi Cà Mau. ” → Thành phần phụ trú
-> Được nhận diện bằng dấu “−− “.
Câu 3: “Đước thân cao vút , rẽ ngang mình
Trổ xuống nghìn tay , ôm đất nước”
-> Biện pháp nhân hoá
-> Biện pháp liệt kê
Cách nhân hoá : Dùng những chi tiết chỉ người miêu tả sự vật
Cách liệt kê : Tả từng hành động của cây đước
Tác dụng : Làm cụ thể , nổi bật , sống động hoá vẻ đẹp của cây đước . Tăng sức gợi hình , gợi cảm cho ý diễn đạt . Đồng thời làm nó lôi cuốn hơn.
Câu 4: Ý thơ: “Tổ quốc tôi như một con tàu- Mũi thuyền ta đó- mũi Cà Mau” là một hình ảnh thơ giàu ý nghĩa biểu tượng.
+ Biện pháp so sánh Tổ quốc với một con tàu thể hiện sự thống nhất, hoàn chỉnh và trọn vẹn của đất nước và các dân tộc. Bởi bản thân từ “Tổ quốc” bao chứa cả ý nghĩa của đất đai Việt Nam và con người Việt Nam.
+ Hình ảnh con tàu vừa mới mẻ vừa giàu ý nghĩa. Con tàu với mũi Cà Mau ẩn dụ cho quá trình tiến về phía trước, vươn mình ra biển lớn của dân tộc Việt Nam.
+ Đây là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo của Xuân Diệu, thể hiện sự tinh tế cũng như niềm tự hào dân tộc.