LẬT ĐẬT Ngày tôi mới chập chững bước đi, chuyện vấp té là một điều không thể tránh khỏi. Mỗi lần vấp té, tôi vẫn thường nằm

LẬT ĐẬT
Ngày tôi mới chập chững bước đi, chuyện vấp té là một điều không thể tránh khỏi. Mỗi lần vấp té, tôi vẫn thường nằm lì trên sàn nhà, chờ mẹ tới dỗ dành hoặc cho quà mới chịu ngồi dậy.
Có một lần tôi bị té khá đau, mẹ dỗ mãi vẫn không nín khóc được. Lần này không phải tôi cố tình làm nũng mà thực sự là tôi rất đau. Mẹ bỗng đứng lên, mở cái tủ nhỏ xíu vẫn hay đựng những thứ linh tinh của mẹ. Rồi mẹ đem đến trước mặt tôi một con lật đật. Mẹ đặt con lật đật xuống đất, đẩy cho nó ngã lăn ra rồi nói với tôi:
Con hãy nhìn kìa, lật đật tuy nhỏ hơn con nhưng mỗi lần bị xô ngã, nó vẫn tự đứng dậy được. Nhìn xem con gái yêu của mẹ!
Tôi nhìn con lật đật. Đúng là khi bị xô ngã, lật đật bật dậy ngay. Tôi thích thú trước trò chơi mới và quên cả cái đau. Mẹ nhìn tôi cười dịu dàng và nói:
Con thấy không, dù thế nào đi nữa, lật đật cũng tự đứng dậy được. Lật đật rất ngoan và mẹ tin con gái của mẹ cũng ngoan như thế.
Tôi đã nín khóc và cứ tròn xoe mắt nhìn con lật đật cứ lắc lư nhưng không bao giờ bị té. Ngày ấy tôi đã cố gắng giống như lật đật. Mỗi lần vấp té, tôi đều cố gắng bật dậy ngay. Mẹ vẫn hay gọi tôi là Cô bé lật đật đáng yêu của mẹ..
Bây giờ bên cạnh tôi không có mẹ. Tôi đã trưởng thành và phải tự mình lo liệu hết mọi thứ. Cuộc sống không phải lúc nào cũng như ý muốn. Đôi lúc mệt mỏi, chán chường, tôi muốn buông xuôi tất cả. Nhưng hình ảnh con lật đật và những lời động viên của mẹ cứ hiện về trong tôi. Và tôi lại tiếp tục bật dậy. Không gì có thể đánh gục tôi được. Bởi tôi đã quyết tâm làm một con lật đật
(Theo Xitrum.net)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.
Câu 2: Chỉ ra thành phần trạng ngữ trong những câu sau và cho biết trạng ngữ bổ sung thông tin gì cho câu:
– Ngày tôi mới chập chững bước đi, chuyện vấp té là một điều không thể tránh khỏi.
– Đôi lúc mệt mỏi, chán chường, tôi muốn buông xuôi tất cả.
– Mỗi lần vấp té, tôi vẫn thường nằm lì trên sàn nhà, chờ mẹ tới dỗ dành hoặc cho quà mới chịu ngồi dậy.
– Mỗi lần vấp té, tôi đều cố gắng bật dậy ngay.
Câu 3: Người mẹ đã khéo léo dạy con bài học gì từ hình ảnh con lật đật khi còn bé?
Câu 4: Từ câu chuyện trên, em hãy viết một đoạn văn khoảng 5 câu trình bày suy nghĩ của mình về bài học được nhắn gửi từ câu chuyện trên.

1 bình luận về “LẬT ĐẬT Ngày tôi mới chập chững bước đi, chuyện vấp té là một điều không thể tránh khỏi. Mỗi lần vấp té, tôi vẫn thường nằm”

  1. Câu 1
    – PTBĐ chính: Tự sự.
    Câu 2
    Câu: “Ngày tôi mới chập chững bước đi, chuyện vấp té là một điều không thể tránh khỏi”.
    -> Trạng ngữ: “Ngày tôi mới chập chững bước đi”.
    -> Trạng ngữ chỉ thời gian.
    -> Bổ sung ý nghĩa cho thành phần chủ ngữ và vị ngữ.
    -> Tăng sức biểu đạt cho câu văn.
    Câu: “Đôi lúc mệt mỏi, chán chường, tôi muốn buông xuôi tất cả”.
    -> Trạng ngữ: “Đôi lúc mệt mỏi, chán chường”.
    -> Trạng ngữ chỉ thời gian.
    -> Bổ sung ý nghĩa cho thành phần chủ ngữ và vị ngữ.
    -> Tăng sức biểu đạt cho câu văn.
    Câu: “Mỗi lần vấp té, tôi vẫn thường nằm lì trên sàn nhà, chờ mẹ tới dỗ dành hoặc cho quà mới chịu ngồi dậy”.
    -> Trạng ngữ: “Mỗi lần vấp té”.
    -> Trạng ngữ chỉ thời gian.
    -> Bổ sung ý nghĩa cho thành phần chủ ngữ và vị ngữ.
    -> Tăng sức biểu đạt cho câu văn.
    Câu: “Mỗi lần vấp té, tôi đều cố gắng bật dậy ngay”.
    -> Trạng ngữ: “Mỗi lần vấp té”.
    -> Trạng ngữ chỉ thời gian.
    -> Bổ sung ý nghĩa cho thành phần chủ ngữ và vị ngữ.
    -> Tăng sức biểu đạt cho câu văn.
    Câu 3
    – Bài học người mẹ đã khéo léo dạy con từ hình ảnh con lật đật khi còn bé: Lấy một con lật đật từ trong tủ ra và đẩy nó, nói với con: “Con hãy nhìn kìa, lật đật tuy nhỏ hơn con những mỗi lần bị xô ngã, nó vẫn tự đứng dậy được. Nhìn xem con gái yêu của mẹ!”. Hành động và lời nói của mẹ nhằm chỉ định mục đích cho con gái được mạnh mẽ, tự lập khi sau này nếu lỡ mẹ có cất bước ra đi thì con gái sẽ không còn dựa dẫm vào mẹ mà tự bản thân đứng lên sau những vấp ngã.
    Câu 4
    – Bài học rút ra: Chúng ta nên biết tự lập, mạnh mẽ trong mọi gian nan hay thử thách. Không dựa dẫm, phụ thuộc vào người khác để có thể mạnh mẽ đứng lên và can đảm trong những vấp ngã lần đầu cũng như những vấp ngã sau này trong cuộc sống. Và vì lẽ đó, chúng ta phải kiên trì và nhẫn nại để vượt qua, can đảm đứng lên trong những gian nan, trở ngại.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới