văn giải thích không thầy đố mày làm nên Khum mạng nhen
văn giải thích không thầy đố mày làm nên
Khum mạng nhen
2 bình luận về “văn giải thích không thầy đố mày làm nên Khum mạng nhen”
Trong cuộc sống đạo lý tôn sư trọng đạo luôn luôn được đề cao bởi lẽ như vậy là do người thầy người cô có công lao rất lớn đối với mỗi chúng ta, họ dạy chúng ta những bài học hay về kiến thức cũng như những kĩ năng làm người tốt, và có ích cho xã hội, chính vì vậy dân gian mới có câu: Không thầy đố mày làm nên.
Ở câu tục ngữ không thầy đố mày làm nên mang nghĩa đen là nói về không có ngườ thầy thì không thể nên người được, qua đó ý nghĩa sâu rộng của câu nói này muốn nói về sự tôn sư trọng đạo và lòng biết ơn đối với người thầy của mình. Thầy đã dạy dỗ chúng ta trong những trang giấy rồi dạy chúng ta là một người có ích cho xã hội, mỗi người chúng ta luôn luôn phải ghi nhớ công ơn của người thầy. Câu tục ngữ trên đã xuất hiện từ xưa đến nay bởi lẽ hình ảnh của người thầy luôn vang vọng và mang một ý nghĩa sâu rộng tới mỗi người, mỗi chúng ta luôn luôn phải ghi nhớ công ơn đó, bởi không có người thầy dạy cho chúng ta những bài học hay thì chúng ta không thể trở thành những người có ích cho xã hội được.
Mỗi người chúng ta luôn luôn phải ý thức được trách nhiệm của mình đối với người thầy, nó mang một ý nghĩa riêng và điều đó đã tác động rất lớn đến mỗi con người, mỗi chúng ta đều có thể thấy vai trò của người thầy từ xưa đến nay, từ những bước chân lững chững tới trường chúng ta đã học được những bài học từ thầy cô, từ bài học làm quen với các con chữ đến những hình ảnh quen thuộc trong phép toán từ hình tròn hình vuông…, lên cao chúng ta được học phép cộng trừ nhân chia, thường thì để dễ hiểu cô đã lấy ví dụ rất linh hoạt về những thứ mà học trò có thể tưởng tượng, những bài học đó đã thấm vào trí óc của mỗi chúng ta, nếu không có thầy cô dạy dỗ chỉ bảo liệu rằng chúng ta có biết được những điều đó hay không.
Câu tục ngữ trên đã được trải nghiệm trong cuộc sống của chúng ta và nó hoàn toàn đúng, nó không chỉ mang lại cho chúng ta những bài học đường đời mà còn dạy dỗ chúng ta những bài học làm người sâu sắc, nhiều câu tục ngữ khác cũng nói về vị trí của người thầy trong mỗi chúng ta “muốn sang thì bắc cầu kiều muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy”, hàng loạt những câu tục ngữ hay nói về vai trò của người thầy, mỗi chúng ta luôn luôn phải biết ơn và có những sự thành kính sâu sắc đối với người thầy đã từng dạy dỗ chúng ta nên người, nhờ sự dạy dỗ đó mà chúng ta mới có thể trở thành những người có ích cho xã hội này.
Nhiều bài học đã mang lại những giá trị lớn lao cho chúng ta, từ những bài học từ sách vở thầy cô còn dạy dỗ cả những kiến thức từ thực tế, và đạo lý làm người, chúng ta không chỉ học được những bài học từ sách vở mà còn được học đạo lý làm người đó là một điều mang ý nghĩa lớn lao đối với mỗi chúng ta, nên làm những điều đó để cuộc sống của chúng ta trở nên tốt hơn, người thầy luôn chèo lái con đò trở nặng tri thức cho chúng ta, muốn phát triển hơn chúng ta cần phải yêu quý và có những sự biết ơn sâu sắc.
Nhiều thế hệ học sinh khi ra trường họ vẫn nhớ công ơn mà người thầy người cô đã từng dạy dỗ, để tri ân điều đó những ngày lễ tri ân ngày nhà giáo Việt Nam, họ đến thăm hỏi và quan tâm tới thầy cô đã từng dạy họ những điều hay, để đến ngày hôm nay họ thực sự trở thành một con người có ích cho xã hội, điều đó không chỉ làm cho họ tự hào về chính mình mà còn thực hiện và phát huy được truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc, mỗi chúng ta đều phải noi gương điều đó. Ngoài những con người biết quý trọng và thành kính với người thầy đã từng dạy dỗ thì lại xuất hiện những con người không biết quý trọng điều đó, khi dạy dỗ xong họ coi thầy cô không ra gì đó là những con người làm tụt lùi xã hội này. Để khắc phục điều đó chúng ta luôn luôn phải rèn luyện bản thân để mình có thể trở thành một con người có ích cho xã hội, chính những điều đó làm cho chúng ta ý thức được trách nhiệm của mình.
Câu tục ngữ trên có ý nghĩa sâu sắc đối với chúng ta, đó là những bài học quý báu được chúng ta phát huy và lưu truyền một cách mạnh mẽ, để có được những điều đó chúng ta cần tôn trọng và phát huy truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc.
Dân tộc Việt Nam ta có một kho tàng ca dao, tục ngữ vô cùng phong phú và quý báu. Những câu tục ngữ, ca dao tuy ngắn gọn nhưng hàm ý một ý nghĩa vô cùng sâu sắc và đáng học hỏi. Một trong những câu tục ngữ đề cao vai trò người thầy đối với sự thành công mỗi người và khuyên chúng ta về lòng biết ơn với thầy cô, đó là câu tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên”.
Vậy ta hiểu nghĩa câu tục ngữ như thế nào? “Thầy” ở đây chỉ những người làm nghề dạy học. “ Mày” chỉ người học, là học trò. “đố mày làm nên”: không thành công, không thành đạt. Nghĩa cả câu: Như vậy câu tục ngữ đưa ra một tư tưởng sâu sắc: Đề cao vai trò người thầy đối với sự thành công của mỗi người , cũng là đề cao vai trò , ý nghĩa việc học. Đồng thời nhắc nhở nhẹ nhàng về bài học biết ơn “Tôn sư trọng đạo”.
Câu tục ngữ đã khẳng định, đề cao vai trò người thầy thật đúng đắn. Bởi thầy cô là người hướng dẫn, cung cấp kiến thức, mở mang trí óc cho ta, dạy cho ta những điều hay, điều phải. Lúc còn bé thơ, thầy dạy ta từng chữ cái, từng con số. Rồi dần dần lớn lên, thầy dạy ta những điều hiểu biết cao hơn, rộng hơn để ta có được kiến thức như hôm nay. Điều ý nghĩa hơn không chỉ truyền đạt kiến thức thầy còn giáo dục ta về cách sống, những bài học đạo đức làm người. Không chỉ vậy, người thầy còn là người bạn luôn bên ta, sẻ chia, đồng cảm, tháo gỡ những vướng mắc cho ta . Công ơn ấy có thể sánh ngang bằng với công ơn cha mẹ. Hơn nữa, không có một người học trò nào thành đạt, có công danh sự nghiệp với đời mà không do người thầy dạy dỗ cả. Điều này khẳng định vai trò vô cùng to lớn của người thầy. Vì lẽ đó mà bổn phận mỗi người học trò cần biết ơn, ghi nhớ, trân trọng công lao của thầy cô.
Trong cuộc sống có biết bao những người thầy đã có công lao to lớn đối với sự thành công của học trò. Chắc hẳn ta vẫn còn nhớ thầy giáo Chu Văn An. Người được tôn vinh là “Vạn thế sư biểu”, nghĩa là người thầy chuẩn mực muôn đời của Việt Nam. Ông là người có công trong sự nghiệp dạy học. Vì cho rằng trường lớp quá ít, con em nhân dân phần lớn thất học. Chu Văn An mở trường, dân lập và dạy học tới cuối đời. Học trò của ông theo học rất đông, nhiều người đỗ đạt và làm quan to trong triều và có công giúp nước như Phạm Sư Mạnh, Lê Quát, hai quan lớn triều Trần. Ngày nay, có biết bao những người thành công vang dội ở rất nhiều lĩnh vực cũng đều có công đóng góp của người thầy, người cô. Điều ấy là minh chứng thuyết phục nhất về vai trò người thầy dù bất cứ thời đại nào. Tuy nhiên, ta cũng nhìn nhận khách quan hơn về vấn đề đặt ra từ câu tuc ngữ. Vì thực tế cuộc sống cũng có những người thành công nhờ tinh thần ý thức tự học, tự nỗ lực . Bởi có khi vì điều kiện hoàn cảnh cuộc sống mà họ không có điều kiện được tới lớp, tới trường. Từ đó ta thấy đạt được thành công ở mỗi người cũng có nhiều yếu tố, trong đó thầy là người hướng dẫn, chỉ đường. Trò là người chủ động tiếp thu những kiến thức thầy dạy. Đó cũng là phương pháp dạy học thời đại hôm nay.
Là học sinh, lứa tuổi còn đang ngồi trên ghế nhà trường, bản thân em nhận thức được ý nghĩa vai trò lớn lao của người thầy đối với việc học tập của mình. Em sẽ luôn biết tiếp thu những kiến thức, những điểu hay lẽ phải, những bài học thầy dạy dỗ.Biết ơn, ghi nhớ công lao của thầy cô. Luôn nỗ lực, chăm chỉ trong học tập.
Câu tục ngữ giản dị nhưng chứa đựng vấn đề có ý nghĩa về vai trò người thầy đối với mỗ người. Vì thế chúng ta hãy luôn tôn trọng , khắc ghi công ơn trời biển của thầy cô. Đó là biểu hiện lẽ sống “ Uống nước nhớ nguồn” tốt đẹp của nhân dân ta.
2 bình luận về “văn giải thích không thầy đố mày làm nên Khum mạng nhen”