phân tích nhân vật phương định qua đoạn trích : ” toi một quả bom trên đồi … mảnh bom xé không khí, lao và rít

phân tích nhân vật phương định qua đoạn trích : ” toi một quả bom trên đồi … mảnh bom xé không khí, lao và rít

1 bình luận về “phân tích nhân vật phương định qua đoạn trích : ” toi một quả bom trên đồi … mảnh bom xé không khí, lao và rít”

  1. a.Mở bài:
    – Giới thiệu nhà văn Lê Minh Khuê: là cây bút chuyên viết về truyện ngắn. Trải nghiệm cuộc sống chiến trường nên nhà văn có những trang viết rất chân thực và sinh động về cuộc sống chiến đấu của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn.
    – Giới thiệu tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi” và hoàn cảnh ra đời:
    Ra đời năm 1971, lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra gay go, ác liệt, “Những ngôi sao xa xôi” là bài ca đậm chất sử thi và lãng mạn về chủ nghĩa anh hùng cách mạng của dân tộc, của tuổi trẻ Việt Nam trong sự nghiệp chống Mĩ cứu nước.
    – Giới thiệu nội dung đoạn trích và nêu cảm nhận chung về nhân vật Phương Định : Khung cảnh và công việc phá bom của Phương Định cùng hai nữ đồng đội ở một cao điểm trên đường mòn Trường Sơn đã được nhà văn tái hiện một cách chân thực và sinh động qua đoạn trích trên. Nhân vật Phương Định trong đoạn trích đã để lạ ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc bởi lòng quả cảm, không sợ hi sinh.
    b.Thân bài: Đoạn trích biểu hiện những phẩm chất của Phương Định:
    – Rời ghế nhà trường phổ thông, Phương Định xung phong ra mặt trận, cùng thể hệ của mình “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/Mà lòng phơi phới dậy tương lai” để giành độc lập, tự do của Tổ quốc. Cô ra đi mà không tiếc tuổi thanh xuân, nguyện dâng hiến hết mình cho đất nước:
    “Ôi Tổ quốc!Nếu cần, ta chết
    Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông…”.
    – Cuộc sống nơi chiến trường luôn đối mặt với thử thách, nguy hiểm và cái chết đã tôi luyện ở Phương Định lòng quả cảm, không sợ hi sinh. Tâm lí Phương Định trong một lần phá bom được miêu tả rất cụ thể, tinh tế đến từng cảm giác, ý nghĩ dù chỉ thoáng qua trong giây lát.
    – Mặc dù đây là công việc hằng ngày, như cô kể: “Quen rồi. Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít: ba lần” nhưng mỗi lần phá bom vẫn là một thử thách.
    . Khung cảnh và không khí chưa đầy sự căng thẳng: “Vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Đất nóng. Khói đen vật vờ từng cụm trong không trung, che đi những gì từ xa.” nhưng Phương Định vẫn có nét tâm lí rất con gái, cảm giác: “Có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình”. Để rồi sự dũng cảm ở cô như được kích thích bởi lòng tự trọng: “Tôi đến gần quả bom,… tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đường hoàng mà bước tới”.
    – Ở bên quả bom, cận kề với cái chết im lìm và bất ngờ, từng cảm giác của con người cũng trở nên sắc nhọn: “Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người, cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành”. Cô bỏ gói thuốc mìn xuống cái lỗ đã đào, sau đó châm ngòi, chạy lại chỗ ẩn nấp… bom nổ, tiếng kỳ quái đến váng óc…
    – Cô kể: “Ngực tôi nhói, mắt cay mãi mới mở ra được. Mùi thuốc bom buồn nôn. Ba tiếng nổ nữa tiếp theo. Đất rơi lộp bộp, tan đi âm thầm trong những bụi cây. Mảnh bom xé không khí, lao và rít vô hình trên đầu.”
    -Công việc phá bom đầy hiểm nguy và phải luôn đối mặt với thần chất nhưng cô luôn cố gắng để hoàn thành tốt nhiệm vụ.
    – Phương Định có nghĩ đến cái chết nhưng là “một cái chết mờ nhạt, không cụ thể”, còn cái chính vẫn là: “liệu mìn có nổ, bom có nổ không?”. Đây là một trách nhiệm rất cao trong công việc, là lòng dũng cảm vô song.
    – Ngoài đoạn trích này, nhà văn còn có những chi tiết khác về Phương Định : một cô gái Hà Nội đẹp, có tâm hồn giàu yêu thương, nhiều mơ mộng, lạc quan, yêu đời và tinh thần đồng đội thắm thiết.
    – Có thể nói, xây dựng nhân vật Phương Định, Lê Minh Khuê đã chọn được những phương thức trần thuật hợp lí khi nhà văn đặt điểm nhìn vào nhân vật chính của mình để nhân vật tự kể chuyện. Nhờ vậy, nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật – tâm lí Phương Định đạt đến độ tinh tế nhất. Ngôn ngữ trần thuật qua nhân vật chính làm cho tác phẩm có giọng điệu, ngôn ngữ tự nhiên gần với khẩu ngữ, trẻ trung, nữ tính…
    c.Kết bài:
    Phương Định, một hình tượng đẹp, có ý nghĩa tiêu biểu về người thanh niên Việt Nam trong sự nghiệp chiến đấu bảo vệ tổ quốc. Cùng với những hình tượng nghệ thuật khác như hình tượng anh thanh niên trong Lặng lẽ SaPa, người chiến sĩ lái xe trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính… thì nhân vật Phương Định đã góp phần phong phú hóa hình tượng cao đẹp của con người Việt Nam trong chiến đấu.
    Thu gọn

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới