) Đoàn thuyền đánh cá ra khơi và tâm trạng náo nức của người đi biển (hai khổ đầu)
) Đoàn thuyền đánh cá ra khơi và tâm trạng náo nức của người đi biển (hai khổ đầu)
1 bình luận về “) Đoàn thuyền đánh cá ra khơi và tâm trạng náo nức của người đi biển (hai khổ đầu)”
* Cảnh biển vào đêm,vừa rộng lớn lại vừa gần gũi với con người qua những liên tưởng độc đáo:
Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then, đêm sập cửa.
– Chi tiết ” Mặt trời xuống biển”có thể gây ra sự thắc mắc của người đọc, vì bài thơ tả cảnh đoàn thuyền đánh cá ở vùng biển miền Bắc, mà ở biển nước ta, trừ vùng tây nam thường chỉ thấy cảnh mặt trời mọc trên biển chứ không thể thấy cảnh mặt trời lặn xuống biển. Ở đây,hình ảnh mặt trời xuống biển là được nhìn từ trên con thuyền đang ra biển và từ một hòn đảo vào lúc hoàng hôn, nhìn về phía tây qua một khoảng biển thì vẫn có thể thấy như mặt trời xuống biển.
– Phép so sánh:” Mặt trời xuống biển như hòn lửa” gợi cảnh tượng tráng lệ khi hoàng hôn rực lên lần cuối phía chân trời. Giữa bốn bề là nước, nhìn về phía tây có cảm giác mặt trời như một hòn than cháy hồng đang lặn xuống biển.
– Nhân hóa: ” Sóng đã cài then, đêm sập cửa”, Huy Cận đã có một liên tưởng thật bất ngờ: vũ trụ bao la trở thành ngôi nhà lớn, màn đêm bao phủ là tấm cửa khổng lồ, những lượn sóng lăn qua lăn lại trên đại dương là những then cửa.
* Đoàn thuyền ra khơi và tâm trạng đạo đức của con người:
– Hoàng hôn buông xuống, vũ trụ nghỉ ngơi, người lao động lại bắt đầu một chuyến ra khơi. Họ chủ động mở cửa vũ trụ, đi trong biển đêm như đi trong ngôi nhà thân thuộc của mình. Phó từ “lại” khẳng định công việc đánh cá đêm đã trở thành nhịp sống thân quen:
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
– Khí thế phấn chấn, hào hứng, ngập tràn niềm vui, niệm lạc quan của người lao động:” Câu hát căng buồm cùng gió khơi” . Ba hình ảnh: câu hát, cánh buồm, gió khơi ơi bỗng hòa vào nhau trong một câu thơ thể hiện trí tưởng tượng phong phú, lãng mạn. Người đánh cá căng buồm và cất lên câu hát, nhà thơ có cảm giác như chính câu hát ấy đã làm căng cánh buồm. Câu hát mang theo niềm vui,sự phấn chấn của người lao động trở thành sức mạnh cụ thể cùng với gió biển làm căng cánh buồm để con thuyền lướt sóng ra khơi.
– Câu hát của người lao động còn mang theo một niềm mong mỏi tha thiết, vừa hiện thực vừa lãng mạn:
Hát rằng: cá bạc biển Đông lặng,
Cá thu biển Đông như đoàn thoi
Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng.
Đến dệt lưới ta, đoàn cá ơi!
+Ngắt nhịp linh hoạt: ba câu thơ dưới nắp theo nhịp 4/3 cổ điển, câu thơ đầu khổ thơ ngắt nhịp phá cách tạo âm hưởng vừa trang trọng vừa khỏe khoắn.
+ Hình ảnh so sánh đẹp, độc đáo: từ dáng cá hình thoi, nhà thơ chợt liên tưởng đến biển như một tấm lụa lớn mà đàn cá là” đoàn thoi”đang vun vút qua lại. Liên tưởng này lại kéo theo một liên tưởng khác: “đoàn thoi” cá dệt nên tấm lưới của người dân chài. Tiếng hát thể hiện mong ước hồn hậu của ngư dân: mong ước biển lặng, sóng êm, ngợi ca vẻ đẹp và sự giàu có của biển cả và cả mong ước chuyến đi chiến thắng trở về.
1 bình luận về “) Đoàn thuyền đánh cá ra khơi và tâm trạng náo nức của người đi biển (hai khổ đầu)”