Làm bài văn lập luận giải thích về chủ đề về Tinh thần đoàn kết (mong mn người viết dài một chút ạ)

Làm bài văn lập luận giải thích về chủ đề về Tinh thần đoàn kết (mong mn người viết dài một chút ạ)

1 bình luận về “Làm bài văn lập luận giải thích về chủ đề về Tinh thần đoàn kết (mong mn người viết dài một chút ạ)”

  1. Nhờ sự lãnh đạo sáng suốt, kiên quyết với những chính sách đúng đắn, kịp thời, linh động, với lòng yêu nước và sức đoàn kết hăng hái của toàn dân trong và ngoài Mặt trận Việt Minh, cuộc Cách mạng Tháng Tám đã thắng lợi. Bài học quý giá đó đang được phát huy cao độ trong tình hình hiện nay, nhất là phòng, chống dịch COVID-19.
     Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng. Đảng chỉ có thể hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình nếu biết tập hợp, đoàn kết các tầng lớp nhân dân trong Mặt trận Dân tộc thống nhất rộng rãi chống kẻ thù chung và xây dựng đất nước”1. Để hoàn thành một nhiệm vụ “khó khăn hơn nhiều” so với trước, tất yếu phải có sức mạnh lớn hơn trước, nghĩa là sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay khó khăn hơn trước bội phần và đòi hỏi phải phát huy tối đa sức mạnh đại đoàn kết dân tộc.
       Trong đấu tranh giải phóng dân tộc, chống ngoại xâm thì “Không có gì quý hơn độc lập, tự do!” là giá trị cao nhất; là mục tiêu chung tạo nên cơ sở khách quan thuận lợi cho đại đoàn kết dân tộc, nhờ đó mà toàn thể dân tộc Việt Nam sẵn sàng thực hiện Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”2. Vì vậy, “muốn kháng chiến lâu dài để tới thắng lợi cuối cùng, cần phải động viên hết thảy mọi lực lượng mới mong đi tới thắng lợi cuối cùng”3. Sau khi đã đuổi được ngoại xâm, sức mạnh của ý chí đấu tranh cho độc lập, tự do được chuyển thành sức mạnh của ý chí xây dựng xã hội mới, cuộc sống mới, thì vấn đề đại đoàn kết dân tộc lại phải tìm ra được mục tiêu mới, nội dung mới và động lực mới làm nền tảng để quy tụ sức mạnh toàn dân tộc.
        Mục tiêu chung của đại đoàn kết hiện nay là, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Mục tiêu đó phản ánh lợi ích, nguyện vọng chung của toàn thể dân tộc Việt Nam, đồng thời cũng thể hiện sự thừa nhận và tôn trọng mục tiêu riêng, lợi ích riêng của các giai cấp, các tầng lớp, các thành phần kinh tế và nói chung là của mọi người dân. Cho nên, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; củng cố, nâng cao niềm tin của Nhân dân, tăng cường đồng thuận xã hội; lấy mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” làm điểm tương đồng; tôn trọng những điểm khác biệt không trái với lợi ích chung của quốc gia – dân tộc; đề cao tinh thần dân tộc, truyền thống yêu nước, đoàn kết mọi người Việt Nam ở trong và ngoài nước, tăng cường sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc để đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, đoàn kết là một chính sách dân tộc và trước hết, quan trọng hơn bao giờ hết là đoàn kết trong Ðảng. Trong Ðảng có đoàn kết thống nhất mới tạo nên sức mạnh cho cả hệ thống chính trị, mới xây dựng được đoàn kết toàn dân tộc, mới được nhân dân tin tưởng, ủng hộ để xây dựng đất nước. Chính Chủ tịch Hồ Chí Minh là hiện thân của đoàn kết, quy tụ những người Việt Nam yêu nước, tạo nên sức mạnh vô địch của khối đoàn kết toàn dân tộc, chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược và đói nghèo. Chân lý mà Người đưa ra về đại đoàn kết dân tộc là triết lý nhân sinh, là đường lối cách mạng hàng đầu của Ðảng và dân tộc ta.    
     Những lời căn dặn của Người và thực tiễn lịch sử cho thấy, đoàn kết, đại đoàn kết toàn dân tộc có giá trị tinh thần to lớn, là động lực chủ yếu có ý nghĩa quyết định mọi thắng lợi trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong những điều kiện mới, để phát huy truyền thống quý báu ấy, để nhân lên giá trị tinh thần to lớn ấy là việc không dễ. Vì thế, trước khi về với tổ tiên, trong những lời căn dặn cuối cùng về Ðảng, Người nhắc nhở: “Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Ðảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”.
     Muốn đoàn kết cần phát huy dân chủ một cách thật sự; trước những vấn đề mới, nhiệm vụ lớn, còn nhiều ý kiến khác nhau càng phải dân chủ thảo luận để đi đến thống nhất, đặc biệt là trong công tác cán bộ, trong thực hiện chính sách liên quan trực tiếp đến quyền lợi kinh tế, chính trị của mỗi người. Ðồng thời, có tự phê bình và phê bình một cách đúng đắn trên tinh thần thương yêu đồng chí, giúp nhau cùng tiến bộ, đấu tranh phê phán mạnh mẽ quan điểm, việc làm sai trái để đồng chí, đồng đội xích lại gần nhau hơn, mới có đoàn kết thật sự. Ðó là chìa khóa để mọi người đồng hành trong thực hiện nhiệm vụ được giao và giúp nhau trong cuộc sống, để đi đến mọi thành công.
    Sống phải có tinh thần đoàn kết và tương trợ lẫn nhau. Đoàn kết chính là nguồn cội tạo nên sức mạnh ở mỗi con người. Không đoàn kết thì sẽ sống cô lập, tách biệt với mọi người. Không biết tương trợ lẫn nhau thì cũng không được ai quan tâm hay giúp đỡ.
    Tinh thần đoàn kết là một trong những giá trị tinh thần quý báu của dân tộc ta. Phải biết đoàn kết để cùng bảo vệ nền hòa bình dân tộc và xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc. Một khi con người không biết đoàn kết, không những không thành công mà còn phải nhận lấy những thất bại nặng nề trong cuộc sống.
    mik sorry vì chỉ viết được từng này nha bài trong đề thi hs giỏi

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới