liệt kê các sự việc, chi tiết liên quan đến người đàn bà hàng chài trong truyện Chiếc thuyền ngoài xa

liệt kê các sự việc, chi tiết liên quan đến người đàn bà hàng chài trong truyện Chiếc thuyền ngoài xa

1 bình luận về “liệt kê các sự việc, chi tiết liên quan đến người đàn bà hàng chài trong truyện Chiếc thuyền ngoài xa”

  1. $#lethiaithao065$
    -Thường xuyên bị chồng đánh bằng roi mây một cách tàn nhẫn “ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng” nhưng chị không hề khóc than, không van xin cũng không chống trả. Điều duy nhất chị xin ông ta là lên bờ đánh đừng để những đứa con chứng kiến.
    – Khi đứng trước quan tòa, vị chánh án khuyên bà bỏ chồng, chị van xin “quý tòa bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được nhưng đừng bắt con bỏ nó”.
    – Xuất hiện trong lời kể của người đàn bà và cái nhìn của Phùng:
    + Người đàn bà hàng chài hoặc người đàn bà – không có bất cứ tên riêng nào khác để phân biệt với những người đàn bà miền biển.
    + Lúc nhỏ sống trên bờ, bị thủy đậu nên gương mặt chằng chịt những nốt rỗ, có mang với một anh hàng chài đến nhà mua lưới, người đàn bà theo anh ta sống trên một chiếc thuyền với công việc nặng nhọc, vất vả quanh năm.
    + Người đàn bà sinh nhiều con, cuộc sống túng quẫn, lão chồng trở nên hung bạo đánh đập vợ để trút giận. Người đàn bà chỉ biết câm lặng chịu đựng vì con.
    – Ngoại hình:
    + Trạc ngoài bốn mươi
    + Thân hình cao lớn với những đường nét thô kệch, mặt rỗ.
    + Khuôn mặt mệt mỏi sau những đêm thức trắng
    + Tấm lưng bạc phếch, rách rưới, nửa thân dưới ướt sũng.
    – Nhẫn nhục, chịu đựng:
    + Thường xuyên bị chồng đánh bằng roi mây một cách tàn nhẫn “ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng” nhưng chị không hề khóc than, không van xin cũng không chống trả. Điều duy nhất chị xin ông ta là lên bờ đánh đừng để những đứa con chứng kiến.
    + Khi đứng trước quan tòa, vị chánh án khuyên bà bỏ chồng, chị van xin “quý tòa bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được nhưng đừng bắt con bỏ nó”.
     Giàu tình yêu thương:
    + Sự cam chịu, nhẫn nhịn của chị có cội rễ từ tình yêu thương con vô bờ bến.
    + Chị không nghĩ đến bản thân, không quan tâm đến nỗi khổ cực hằng ngày cũng như nỗi đau thể xác.
    + Cái chị đau đáu chính là con được ăn no, ngủ ngon, chúng có một gia đình đầy đủ “đàn bà trên thuyền chúng tôi phải sống cho con, không thể sống cho mình như trên đất được”.
    + Thương con, chị không muốn con chứng kiến cảnh bạo hành nên xin chồng đánh trên bờ, gửi thằng Phác lên rừng.
    + Chị cảm thấy có tội với thằng Phác khi vì thương chị mà nó hận bố nó.
    – Vị tha, bao dung:
    + Chị cam chịu bao nhiêu trái đắng để chắt chiu từng chút quả ngọt cho các con.
    + Bị người chồng đánh đập mà chị vẫn không hề căm giận, oán trách hay muốn trả mối hận.
    + Chị còn biết ơn người đã cùng chị chèo chống con thuyền trách nhiệm để nuôi con.
    + Chị nhìn cuộc đời bằng đôi mắt hi vọng và nhìn con người bằng lòng nhân hậu, chị vẫn thấy được cái “anh con trai cục tính nhưng hiền lành lắm, không bao giờ đánh đập tôi” trong hình bóng lão chồng hiện tại.
    + Chị nhận mọi lỗi lầm về mình, nghĩ sự hung bạo của chồng cũng vì chị mà ra.
    – Thấu hiểu lẽ đời:
    + Chị ý thức được thiên chức của người phụ nữ và quy luật ngàn đời của tạo hóa: “Ông trời sinh ra người đàn bà là để đẻ con và nuôi con cho đến khi khôn lớn”.
    + Ở tòa án huyện, chị làm Phùng và Đẩu đi từ ngạc nhiên này đến ngỡ ngàng khác. Qua câu chuyện đời chị, Phùng và Đẩu nhận ra vì sao chị không thể li hôn, vì sao chị cam chịu đến đáng thương như thế. Chị cũng dạy cho hai nhân vật này một bài học về cách nhìn đời, nhìn người.
    + Chẳng những thế, người đàn bà còn khiến người đọc có cái nhìn thực tế hơn về bản thân, cuộc sống. Mọi chuyện không đơn giản như vẻ ngoài của nó, nếu muốn suy xét và đánh giá một ai phải thấu hiểu và tường tận mọi thứ về họ.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới