Hãy sống như đời sống để biết yêu nguồn cội Hãy sống như đồi núi vươn tới những tầm cao Hãy sống như biển trào, như biển trào

Hãy sống như đời sống để biết yêu nguồn cội
Hãy sống như đồi núi vươn tới những tầm cao
Hãy sống như biển trào, như biển trào để thấy bờ bến rộng
Hãy sống như ước vọng để thấy đời mênh mông
Và sao không là gió, là mây để thấy trời bao la
Và sao không là phù sa rót mỡ màu cho hoa
Sao không là bài ca của tình yêu đôi lứa
Sao không là mặt trời gieo hạt nắng vô tư
Và sao không là bão, là giông, là ánh lửa đêm đông
Và sao không là hạt giống xanh đất mẹ bao dung
Sao không là đàn chim gọi bình minh thức giấc
Sao không là mặt trời gieo hạt nắng vô tư
( Bài hát Khát Vọng- Phạm Minh Tuấn)
1: Văn bản trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?
2: Chỉ ra hai biện pháp tu từ nổi bật được sử dụng trong văn bản, và nêu tác dụng của
chúng.
3: Chỉ ra phương thức biểu đạt cơ bản nhất trong văn bản trên?

2 bình luận về “Hãy sống như đời sống để biết yêu nguồn cội Hãy sống như đồi núi vươn tới những tầm cao Hãy sống như biển trào, như biển trào”

  1. 1. Văn bản trên được viết theo phong cách ngôn ngữ : nghệ thuật
    2. Hai biện pháp tu từ nổi bật được sử dụng trong văn bản:
       – Điệp cấu trúc câu : Hãy sống như… , Và sao… , Sao không… 
       – Liệt kê: biển, bờ bến, gió, mây, phù sa, hoa, mặt trời, bão, giông, ánh lửa, hạt giống, đàn chim,…
    => Tác dụng của các biện pháp tu từ trên: 
           +Giup cho bài thơ thêm sâu sắc, gợi hình gợi cảm
           +Giup người đọc hiểu rõ hơn về ý muốn của tác giả gửi vào bài thơ: hãy sống hết mình, đừng từ bỏ nhưng ước mơ khát vọng của cuộc đời
    3. Phương thức biểu đạt cơ bản nhất của văn bản trên là : Biểu cảm
         

    Trả lời
  2. 1. Nghệ thuật
    2. Điệp cấu trúc: Hãy sống như…/ Và sao không…./ Sao không
    Liệt kê: đời sống, đồi núi, biển trào, ước vọng; là gió, là mây, là phù sa, là bài ca…
    Tác dụng:
    Tăng sức gợi hình, gợi cảm , tạo nhịp điệu cho câu
    Nhấn mạnh những khao khát và ước vọng đẹp đẽ của con người tron đời sống
    Tình cảm yêu mến, gắn bó, sự trông mong của tác giả dành cho con người.
    3. Biểu cảm. 

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới