Cách thưởng thức ca Huế – Mở đoạn: Giới thiệu ca Huế là một nét sinh hoạt văn hóa truyền thống đặc sắc và độc đáo trong thưở

Cách thưởng thức ca Huế
– Mở đoạn: Giới thiệu ca Huế là một nét sinh hoạt văn hóa truyền thống đặc sắc và độc đáo trong thưởng thức.
– Thân đoạn:
+ Ca Huế được thưởng thức trong không gian, thời gian như thế nào?
+ Các ca công trong trang phục truyền thống với lời ca giản dị, thiết tha mà sâu lắng. Nhạc công
+ Các điệu hò, điệu lí .
– Kết đoạn: Khẳng định thưởng thức ca Huế là một thú vui tao nhã, là nét đẹp văn hóa, là sản phẩm tinh thần đáng trân trọng cần được giữ gìn
*Mn dựa vào dàn bài này rồi viết thành đoạn văn khoảng 160 chữ cho mik nha
Sắp thi rồi, giúp mik vs

1 bình luận về “Cách thưởng thức ca Huế – Mở đoạn: Giới thiệu ca Huế là một nét sinh hoạt văn hóa truyền thống đặc sắc và độc đáo trong thưở”

  1. Chào em, em tham khảo gợi ý sau em nhé:
    Ca Huế là một nét sinh hoạt văn hóa truyền thống đặc sắc và độc đáo trong cách thưởng thức. Thật vậy, ca Huế được biểu diễn trên một “sân khấu” của thiên nhiên hữu tình, thơ mộng: “Trăng lên. Gió mơn man dìu dịu. Dòng sông trăng gợn sóng”. Người nghe ca Huế được thư thái ngồi trên một chiếc thuyền rồng sang trọng, lịch sự lướt trên sông Hương. Theo hành trình con thuyền, người nghe ca Huế được ngắm nhìn những cảnh đẹp nổi tiếng của Huế, được ngắm nhìn các đền đài, cung điện của một thời vàng son, các lăng tẩm cổ kính: “Xa xa bờ bên kia Thiên Mụ hiện ra mờ ảo, ngọn tháp Phước Duyên dát ánh trăng vàng”. Bên cạnh đó, ca Huế được biểu diễn trong thời gian từ lúc trăng lên đến sáng. Đây là thời điểm người tìm đến ca Huế đã trút hết những lo âu toan tính ban ngày để có thể sống trọn vẹn với âm nhạc. Điểm thu hút khán giả đến với ca Huế là các ca công trong trang phục dân tộc: nam áo dài the, quần thụng, khăn xếp; nữ mặc áo dài, khăn đóng duyên dáng. Nghệ thuật biểu diễn vô cùng điêu luyện với các ngón đàn trau chuốt như: ngón nhấn, mổ, vỗ, vả,…
    Người thưởng thức ca Huế được nghe những âm thanh kì diệu, phong phú của tiếng đàn, bản nhạc, lời ca: “Tiếng đàn lúc khoan lúc nhặt xao động tận đáy hồn người”, “Những tiếng đàn réo rắt du dương”… Được nghe những ca nhi cất lên tiếng hát mượt mà, truyền cảm: “Đấy là lúc các ca nhi cất lên những khúc điệu Nam nghe buồn man mác, thương cảm, bi ai, vương vấn như nam ai, nam bình…”. “Thể điệu ca Huế có sôi nổi, vui tươi, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương ai oán”.  Hòa cùng tiếng đàn, lời ca là “sóng vỗ mạn thuyền”, là tiếng gà gáy bên làng Thọ Cương, tiếng chuông chùa Thiên Mụ. Như vậy, người nghe không chỉ mê đắm trong âm nhạc mà còn say sưa với vẻ đẹp thiên nhiên xứ Huế. Ánh trăng sóng sánh dát vàng trên dòng Hương thơ mộng cộng với âm nhạc tạo cho người nghe những cảm xúc thăng hoa. Từ đó, người nghe có những cảm nhận về chiều sâu văn hóa, lịch sử Huế, cảm được người Huế “nội tâm thật phong phú, kín đáo và sâu thẳm”. 

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới