Có thể chụp cho mình đoạn văn phân tích đoạn 2 “Nước Đại Việt ta” mà bạn tâm đắc nhất không ạ( có thể là văn của chính bạn)

Có thể chụp cho mình đoạn văn phân tích đoạn 2 “Nước Đại Việt ta” mà bạn tâm đắc nhất không ạ( có thể là văn của chính bạn)

1 bình luận về “Có thể chụp cho mình đoạn văn phân tích đoạn 2 “Nước Đại Việt ta” mà bạn tâm đắc nhất không ạ( có thể là văn của chính bạn)”

  1. Yêu nước và tự hào dân tộc là một trong những nội dung lớn của văn học trung đại. Bởi lịch sử của dân tộc ta là lịch sử dựng nước và giữ nước đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Trong văn học không thể không kể đến áng thiên cổ hùng văn ” Nam quốc Sơn Hà”. Mở đầu bài cáo là đoạn trích ” Nước đại việt ta”. Có ý kiến cho rằng: ” Nước Đại Việt ta là áng văn tràn đầy niềm tự hào dân tộc”.
    Đầu năm 1428, Nguyễn Trãi thay lời Lê Lợi viết ” Bình ngô đại cáo” công bố cho nhân dân được biết việc đánh đuổi giặc Minh đã giành thắng lợi hoàn toàn. Vị anh hùng Nguyễn Trãi đã gửi trọn tình yêu quê hương dân tộc vào bài cáo nói chung và đoạn đầu nói riêng.
    Trước hết tác giả tự hào về truyền thống nhân nghĩa của dân tộc: 
    ” Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
    Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”.
    Trong hai câu văn trên, Nguyễn Trãi đã sử dụng phép đối của cặp câu biền ngẫu tạo nên sự hài hòa cân xứng, giọng văn hùng hồn đanh thép vận dụng điển tích ” Điều dân phạt tội”… Tác giả nhẫn mạnh tư tưởng lấy dân làm gốc ” Yên dân”. Vì muốn ” yên dân” nên những vị lãnh tụ khởi nghĩa Tây Sơn đã giấy binh diệt trừ giặc Minh hung tàn bạo ngược đó là tư tưởng tiến bộ lấy dân làm gốc. Trong Nam Quốc Sơn Hà có mặt ” đế ” đến Hịch Tướng Sĩ có mặt ” Tướng” thì nước đại việt ta có mặt dân quan tâm đến tầng lớp cùng khổ đông đảo nhất trong xã hội và ” nhân nghĩa” vốn là quan niệm của nho giáo đã được Nguyễn Trãi kế thừa và phát huy nâng lên thành quan hệ giữa quốc gia và giữa ta và Phương Bắc.
    Tinh thần tự hào dân tộc của tác giả còn được thể hiện về chân lí một quốc gia độc lập có chủ quyền:
    “Như nước Đại Việt ta từ trước
    Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
    Núi sông bờ cõi đã chia
    Phong tục Bắc Nam cũng khác
    Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập
    Cùng Hán, Dường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương
    Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau
    Song hào kiệt đời nào cũng có”
    Tác giả tiếp tục sử dụng câu văn biền ngẫu tạo sự cân xứng hài hòa, lí lẽ sắc bén, dẫn chứng thuyết phục, giọng văn hùng hồn nhiều từ ngữ mang tính chất hiển nhiên như: Vốn xưng, đôi chìa, cũng khác. Phép liệt kê, so sánh, đối chiếu giữa các triều đại của ta với các triều đại của Trung Quốc nhằm hành động vị thế ngang hàng của đại việt với phong kiến phương bắc, tác giả đã định nghĩa về một quốc gia nhiều phương diện.
    Đó là đất nước có nền văn hiến lâu đời, lãnh thổ chủ quyền riêng, phong tục tập quán riêng, các triều đại lịch sử riêng và các anh hùng hào kiệt. Nguyễn Trãi đã kế thừa và phát huy quan niệm này từ ” Nam Quốc Sơn Hà”. Định nghĩa của ông cụ thể, tiêu biểu toàn diện hơn.
    Cuối cùng niềm tự hào dân tộc còn được tác giả hành động qua sức mạnh nhân nghĩa:
    Vậy nên:
    “Lưu Cung tham công nên thất bại
    Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong
    Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô
    Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã
    Việc xưa xem xét
    Chứng cớ còn ghi”
    Đây là những chứng cớ chiến công đã từng được ghi trong sử sách có sức thuyết phục cao mang tính hiển nhiên. Kẻ nào đến xâm phạm nước ta chắc chắn sẽ bị trừng trị chuốc lấy bại vong.
    Đoạn trích đúng là bản tuyên ngôn độc lập được thể hiện thông qua nhiều biện pháp nghệ thuật… Niềm tự hào dân tộc ấy được lưu truyền đến muôn đời sau có sức ảnh hưởng rộng rãi. Đó là bài ca yêu nước của thế hệ cha ông.
      Tóm lại ” Nước đại việt ta” là áng văn tràn đầy niềm tự hào dân tộc, tiếp nỗi truyền thống ấy thế hệ trẻ chúng ta phải ra sức học tập, bảo vệ xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp. Sự kiện Bạch Đằng 1-5-2014 khiến chúng ta càng cần nêu cao tinh thần tự giá, xây dựng đất nước phát triển để kẻ thù không nhòm ngó lánh thổ.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới