Trời mưa. Rô mẹ dặn rô con: – Mẹ đi kiếm mồi, con ở nhà, chỉ nên chơi ở gần nhà, chớ đi đâu xa kẻo lạc đường, con nhé! Trời v

Trời mưa. Rô mẹ dặn rô con:
– Mẹ đi kiếm mồi, con ở nhà, chỉ nên chơi ở gần nhà, chớ đi đâu xa kẻo lạc đường, con nhé!
Trời vừa lạnh, Rô Ron và Cá Cờ cùng lượn chơi trứơc cửa hang. Thấy một dòng nước róc rách chảy xuống hồ, Rô Ron bảo bạn:
– Chúng mình cùng vựơt dòng nước nhé!
Cá Cờ ngắm dòng nước lónh lánh như bạn đang lách qua những búi cỏ xanh chảy rì rào rồi vẫy đuôi nói:
– Nhưng mẹ tớ dặn không được rong chơi xa. Hay là chúng ta chơi quanh đây thôi.
– Thế thì cậu hãy xem tớ rạch lên bờ đây này!
Vừa nói Rô Ron vừa giương vây, nhún mình lấy đà phóng lên Lên khỏi bờ.
Câu 1: Nội dung chính của đoạn trích là gì?
Câu 2: Tác dụng của dấu phẩy trong câu : Mẹ đi kiếm mồi,con ở nhà, chỉ nên chơi ở gần nhà, chớ đi đâu xa kẻo lạc đường, con nhé!
Câu 3: Em hãy giải thích nghĩa của từ lạc đường. Đặt một câu với từ trong nghĩa đó.
Câu 4: Em hãy chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên và nêu tác dụng.
Câu 5: Tìm trạng ngữ trong câu: Thấy một dòng nước róc rách chảy xuống hồ, Rô Ron bảo bạn.

2 bình luận về “Trời mưa. Rô mẹ dặn rô con: – Mẹ đi kiếm mồi, con ở nhà, chỉ nên chơi ở gần nhà, chớ đi đâu xa kẻo lạc đường, con nhé! Trời v”

  1. 1
    nội dung ; nhắc chúng ta phải biết nghe lời  người khác không được làm trái ý người khác người ta có câu;
                         ”  cá không ăn muối cá ươn
                             con cãi lời cha mẹ trăm đường con hư”
    2
    tác dụng dấu phẩy là; ngắt câu nói của cá rô mẹ”
    3
    lạc đường là ;không nhớ một thứ gì như  quên đường về nhà,….
    câu ;     bé lệ lạc đường về nên khóc oà
    4
    Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn là: nhân hóa.
    – Tác dụng: Làm cho thế giới loài vật trở nên gần gũi với con người; làm cho việc kể truyện trở nên hấp dẫn, việc miêu tả trở nên sinh động
    5
    trạng ngữ;  thấy một dòng nước róc rách 
    là trạng ngữ chỉ như thế nào

    Trả lời
  2. Câu 1: 
    Nội dung: Trời mưa, mẹ dặn Rô ở nhà nhưng Rô đã không vâng lời mẹ.
    Câu 2:  Tác dụng dấu phẩy trong câu: Mẹ đi kiếm mồi,con ở nhà, chỉ nên chơi ở gần nhà, chớ đi đâu xa kẻo lạc đường, con nhé!: Tách các bộ phận cùng loại (đồng chức) với nhau.
    Câu 3:
    Giải thích nghĩa  từ “lạc đường”: Lạc đường nghĩa  đi không đúng đường phải đi. Ví dụ:
    – Em bị lạc đường và bị thương; trời tối và lạnh lắm.
    – Vì không vâng lời cha mẹ nên cô ấy đã lầm lỡ, lạc đường.
    Câu 4:
    – Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn là: nhân hóa.
    – Tác dụng: Làm cho thế giới loài vật trở nên gần gũi với con người; làm cho việc kể truyện trở nên hấp dẫn, việc miêu tả trở nên sinh động.
    Câu 5: Trạng ngữ trong câu: Thấy một dòng nước róc rách chảy xuống hồ.
    ____________________________________________________________
    #23Giamy
    – For your reference, if you have any questions, please feel free to ask. Study well !!!

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới