hãy viết 1 đoạn văn khoảng 10 câu trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ trên ( Tức cảnh Pác Bó) để thấy được tình yêu thiên

hãy viết 1 đoạn văn khoảng 10 câu trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ trên ( Tức cảnh Pác Bó) để thấy được tình yêu thiên nhiên và tinh thần lạc quan của bác dù trong hoàn cảnh khó khăn thiếu thốn.Trong đó có sử dụng câu cảm thán gạch chân chú thích rõ

2 bình luận về “hãy viết 1 đoạn văn khoảng 10 câu trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ trên ( Tức cảnh Pác Bó) để thấy được tình yêu thiên”

  1. Tình yêu thiên nhiên và tinh thần lạc quan của Bác dù trong hoàn cảnh khó khăn thiếu thốn đã được khác họa rất rõ qua bài thơ Tức cảnh Pác Bó. Tình yêu thiên nhiên thể hiện qua nơi sống và qua hành động của Bác: Sáng ra bờ suối, tối vào hàng/ Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng. Có thể thấy những hành động lặp đi lặp lai quen thuộc của Người. Không phải nhà lầu đẹp đẽ sơn son thiếp vàng mà là “bờ suối” bình dân, là hang đá hoang sơ, giản dị. Thức ăn của Bác cũng đơn giản là “rau măng, cháo bẹ” – dân dã vô cùng. Ôi! Dường như hiện ra trước mắt ta là một nhà nho lánh đời và chìm mình trong cái mộc mạc của núi rừng. Công việc của Bác cũng diễn ra trong hang đá, trên chiếc bàn chông chênh. Từ láy chông chênh cho ta hình dung về cái thiếu thốn, cái khó của Bác. Song ở đó bạn đọc không thấy một thái độ mệt mỏi, khó chịu hay bực dọc mà mãi sáng ngời tinh thần lạc quan. Vì Bác lạc quan nên ta thấy được ở Bác “Cuộc đời Cách mạng thật là sang”. Chữ sang là nhãn tự bài thơ và cũng là sự khẳng định tinh thần của Hồ Chí Minh. Bác đã dùng tình yêu thiên nhiên và tinh thần lạc quan của mình để vượt lên hoàn cảnh và mãi một lòng vì sự nghiệp cách mạng dài lâu của dân tộc. 
    Câu cảm thán in đậm

    Trả lời
  2. 1. Mở bài
    Giới thiệu tác giả Hồ Chí Minh và bài thơ Tức cảnh Pác Bó.
    2. Thân bài
    Sáng ra bờ suối, tối vào hang: hành động lặp đi lặp lại, thường xuyên liên tục hằng ngày của Bác như một vòng tuần hoàn tự nhiên. Câu thơ cho ta thấy nơi ở gắn với hành động ra vào của Bác là chiếc hang. Điều kiện sống vô cùng vất vả, khó khăn, gian khổ, vì sự nghiệp cách mạng của nước nhà mà Người phải ở trong hang với nhiều mối đe dọa nguy hiểm.
    Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng: vị lãnh tụ của chúng ta không ăn sơn hào hải vi, hàng ngày Bác gắn bó với cháo, măng. Đây là những món ăn giản dị, mộc mạc gắn liền với miền quê cách mạng. Cuộc sống khó khăn, thiếu thốn nhưng Người vẫn luôn lạc quan, vui vẻ đón nhận.
    Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng: giữa núi rừng Pác Bó có một vị lãnh tụ ngồi nghiên cứu con đường cứu nước bên bàn đá chông chênh. Chúng ta thường biết đến các cuộc họp Đảng, bàn luận chiến thuật ở nơi mặt trận hoặc ở trung tâm hội nghị, nghiêm trang, lộng lẫy. Nhưng đối với Bác Hồ, việc nghiên cứu con đường cứu nước của người được thực hiện ở nơi rừng núi, vách đá cho thấy sự khác biệt đáng trân trọng của vị lãnh tụ này.
    Cuộc đời cách mạng thật là sang: cả cuộc đời Bác gắn liền với cách mạng, với con đường cứu nước. Dù cho điều kiện ngoại cảnh, điều kiện kháng chiến có vất vả, gian khổ, khó khăn thế nào thì lí tưởng, suy nghĩ cao đẹp của Người cũng khiến cho cuộc đời Bác trở nên cao đẹp và sang hơn bất cứ khi nào hết.
    Bài thơ cho ta cách nhìn rõ nét hơn về cuộc đời, con người cũng như những khó khăn mà Bác phải trải qua để thêm yêu thương, ngưỡng mộ Bác và trân tọng nền độc lập, tự do mà ta đang được hưởng.
    3. Kết bài
    Khái quát lại giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm đồng thời rút ra bài học, liên hệ bản thân.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới