So sánh hai bài thơ Sông núi Nước Nam và Nước Đại Việt ta

So sánh hai bài thơ Sông núi Nước Nam và Nước Đại Việt ta

2 bình luận về “So sánh hai bài thơ Sông núi Nước Nam và Nước Đại Việt ta”

  1. Hãy chỉ rõ sự kế thừa và phát triển trong chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt ở “Nước Đại Việt ta” so với bài “Sông núi nước Nam”.
                                                                               Bài làm:
         Trong chương trình Ngữ văn 8 mà em đã học. Bài thơ đã để lại cho em ấn tượng sâu sắc là bài thơ “ Nước Đại Việt ta” cũng như “Sông núi nước Nam”. Cũng như “Sông Núi Nước Nam”, văn bản “Nước Đại Việt ta” đã  đề cập đến 2 yếu tố lãnh thổ và chủ quyền  để xác lập sự tồn tại độc lập, có chủ quyền của dân tộc Đại Việt. NguyễnTrãi đã bổ sung thêm 3 yếu tố mới đó là văn hiến, phong tục tập quán, truyền thống lịch sử để hoàn chỉnh quan niệm về quốc gia, dân tộc. Nguyễn Trãi chỉ rõ văn hiến và lịch sử dân tộc là những yếu tố cơ bản nhất, là hạt nhân để xác định dân tộc. Với sự kế thừa và phát triển như trên, “Nước Đại Việt ta” của Nguyễn Trãi được xem là bản Tuyên ngôn độc lập lần thứ hai của dân tộc sau “Sông núi nước Nam”.

    Trả lời
  2. ĐÁP ÁN:
    *Nước Đại Việt Ta: 
    – Có sự kế thừa vừa có sự phát huy và hoàn thiện 
    – Kế thừa dựa trên căn cứ: Lãnh thổ, chủ quyền để khẳng định độc lập của dân tộc.
    * Sông núi nước Nam:
    – Cơ sở lý lẽ vững chắc, đầy sức thuyết phục.
    – Sự phát triển của ý thức dân tộc trong nước Đại Việt Ta

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới