nêu bố cục và nêu ý của những phần đó Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông. Xư

nêu bố cục và nêu ý của những phần đó
Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông. Xưa nay những đấng anh hùng làm nên những việc gian nan không ai làm nổi, cũng là nhờ cái gan mạo hiểm, ở đời không biết cái khó là gì (…)
Còn những kẻ ru rú như gián ngày, làm việc gì cũng chờ trời, đợi số, chỉ mong cho được một đời an nhàn vô sự, sống lâu giàu bền, còn việc nước việc đời không quan hệ gì đến mình cả. Như thế gọi là sống thừa, còn mong có ngày vùng vẫy trong trường cạnh tranh này thế nào được nữa. Hãy trông những bọn thiếu niên con nhà kiều dưỡng, cả đời không dám đi đâu xa nhà, không dám làm quen với một khách lạ; đi đường thì sợ sóng, trèo cao thì sợ run chân, cứ áo buông chùng đóng gót, tưởng thế là nho nhã, tưởng thế là tư văn; mà thực không có lực lượng, không có khí phách; hễ ra khỏi tay bảo hộ của cha mẹ hay kẻ có thế lực nào thì chúng không có thể mà tự lập lập được.
Vậy học trò ngày nay phải biết xông pha, phải biết nhẫn nhục; mưa nắng cũng không lấy làm nhọc nhằn, đói rét cũng không lấy làm khổ sở. Phải biết rằng, hay ăn miếng ngon, hay mặc của tốt, hễ ra khỏi nhà thì nhảy lên cái xe, hễ ngồi quá giờ thì kêu chóng mặt…ấy là những cách làm mình yếu đuối nhút nhát, mất hẳn cái tinh thần mạo hiểm của mình đi.

2 bình luận về “nêu bố cục và nêu ý của những phần đó Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông. Xư”

  1. Theo bạn trong cuộc sống điều gì là khó vượt qua nhất? Đó không phải là yếu tố tác động từ xã hội, cũng chẳng phải sự nghèo nàn về vật chất mà có lẽ khó vượt qua nhất vẫn là chính mình. Chẳng vì thế mà Nguyễn Bá Học đã từng nói: “Đường đi khó không phải vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông”. Đến đây ta cũng thấy câu nói này có sự tương đồng với lời thơ của Hồ Chí Minh:
    “Không có việc gì khó
    Chỉ sợ lòng không bền
    Đào núi và lấp biển
    Quyết chí ắt làm nên”.
    Lời khuyên trên của Nguyễn Bá Học dường như đã trở thành một chân lí đúng với tất cả mọi người và tất cả mọi việc. Con người nếu không có kiên trì thì sẽ chẳng thể nào làm được việc lớn.
    Câu nói trên của Nguyễn Bá Học nhằm khẳng định tầm quan trọng của sự kiên trì và tư tưởng của con người. Thật vậy, trong cuộc sống có vô vàn khó khăn trắc trở nhưng nếu con người không thể vững vàng về ý chí thì không thể nào có thể vượt qua nó. Câu nói này đặc biệ thích hợp khi nói về hai cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Đến bây giờ, ngay lúc này khi chúng ta đang được sống trong một đất nước hòa bình, không một bóng quân thù chắc hẳn cũng chẳng ai dám tin dân tộc Việt Nam đã làm nên một kì tích. Một đất nước nghèo nàn về kinh tế, lạc hậu và thô sơ về kĩ thuật quân sự nhưng đã chiến thắng cả hai đến quốc sừng sỏ nhất thế giới lúc bấy giờ. Điều gì đã làm nên sức mạnh to lớn đó? Phải chăng đó chính là sự kiên trì, và lí tưởng mãnh liệt, niềm tin vào chính nghĩa có thể đánh đổ những điều phi nghĩa? Hay Bác Hồ vĩ đại của chúng ta – vị cha già của dân tộc. Một con người bằng xương bằng thịt, ví dụ điển hình cho ý chí kiên cường bất khuất vượt lên khó khăn và hoàn cảnh.
    Trong những năm tháng bôn ba đi tìm đường cứu nước đó, Hồ Chủ Tịch đã vượt qua biết bao nhiêu khó khăn thử thách. Khó khăn không chỉ đến từ bản thân bất đồng ngôn ngữ, không chỉ đến từ lí tưởng mà còn từ những yếu tố bên ngoài, Thế nhưng, vượt lên trên tất cả con người ấy bằng sự kiên trì, tư tưởng vững vàng của mình đã tìm ra đường đi cho cách mạng Việt Nam.
    Trong cuộc sống dù có bất cứ việc gì thì cũng có khó khăn, khó khăn đó bắt nguồn từ hai yếu tố có thể là do hoàn cảnh khách quan và cũng có thể do chính bản thân của mỗi người. Khó khăn từ yếu tố khách quan có thể là hoàn cảnh môi trường, tính chất… tuy nhiên điều quan trọng nhất quyết định có nên tiếp tục hay dừng lại là nằm ở chính bản thân của mỗi người. Tất cả mọi khó khăn không thể nào bằng việc chúng ta chiến thắng chính bản thân mình. Con người chỉ cần có niềm tin, có ý chí, có quyết tâm thì “chân cứng đá mềm”.
    Bác Hồ từng nói:
    “Đường đi mới biết gian lao
    Núi cao rồi lại núi cao trập trùng
    Núi cao lên đến tận dùng
    Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non”
    Không chỉ trong thời chiến mà ngay cả trong thời đại ngày nay, ý chí quyết tâm và chiến thắng chính bản thân mình cũng là điều vô cùng quan trọng. Thời buổi hiện đại tất cả nói khó không khó, nói dễ cũng chẳng dễ dàng gì. Mọi thành công đều phải đánh đổi bằng mồ hôi nước mắt của con người. Bởi vì nếu không hi sinh bạn sẽ chẳng biết thế nào là hạnh phúc cả. Chiến thắng của đội tuyển U23 Việt Nam chính là một bài ca về ý chí để chúng ta noi theo. Là một đội bóng coi là lót đường cho đội khác, chúng ta đã làm nên một kì tích mà trong mơ cũng chẳng ai dám mơ đến. Giấc mơ đó ngọt ngào được viết nên bởi những ý chí kiên cường, những tinh thần thép trên bầu trời đầy tuyết. Nó truyền cho thế hệ trẻ một niềm tin mãnh liệt vào cuộc đời.
    Thế nhưng dù có ý chí đến đâu thì chúng ta cũng nên lượng sức của bản thân mình. Không nên quá tự mãn về bản thân mà bất chấp tất cả. Con người phải biết quan sát nhìn xa trông rộng biết lượng sức mình để làm mọi thứ. Không để trượt khỏi tầm tay rồi hối tiếc.
    Ý chí nuôi con người ta đi đến thành công một cách ngọt ngào và nhanh chóng nhất. Nếu không có ý chí, không có lòng quyết tâm thì bạn sẽ chẳng bao giờ làm được gì. Chúng ta không được quyền gục ngã trước số phận bởi như thế chúng ta sẽ không thể xứng đáng làm con người.
    Đăng bởi: Hanoi1000.vn
    Chuyên mục: Giáo dục
    Rate this postNgữ Văn 12 Văn mẫu 12Facebook Twitter LinkedIn Tumblr Pinterest Reddit VKontakte Share via Email PrintHanoi1000Là một người sống hơn 30 năm ở Hà Nội. Blog được tạo ra để chia sẻ đến mọi người tất cả mọi thứ về Hà Nội. Hy vọng blog sẽ được nhiều bạn đọc đón nhận.
    • Website
    • LinkedIn
    • Instagram
    Các hướng chính trên bản đồ. Cách xác định phương hướng trên bản đồSoạn văn 12 bài: Ôn tập phần làm văn trang 182 sgk hay nhấtRelated ArticlesBài văn mẫu lớp 5: Tả một người đang xây nhà06/01/2022Văn mẫu 12: Tổng hợp những bài viết số 6 hay nhất (3 đề) | Văn mẫu 1229/12/2021Giải câu 2 bài: Phương trình mặt phẳng14/12/2021Trả lời
    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. 
    Tên 
    Email 
    Trang web
     Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.
    Check AlsoClose
    • Giáo dụcCảm nhận chung của anh( chị) về cuộc sống nhân cách Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ” Nhàn”31/12/2021
    Bài viết cùng chuyên mục
    • Hoàn thành sơ đồ sau: S → SO2 → SO3 → H2SO410/01/2022
    • HClO + KOH → KClO + H2O10/01/2022
    • KClO3 + C → KCl + CO210/01/2022
    • Pb(OH)2 + NaOH → Na2PbO2 + H2O10/01/2022
    • (NH4)2SO4 + NaOH → Na2SO4 + NH3 + H2O10/01/2022
    Bài viết nhiều người đọc
    • Biển số xe Hà Nội (xe máy, xe ô tô)13/08/2019
    • Khoảng cách Hà Nội Sài Gòn là bao nhiêu km?10/08/2020
    • Thảo luận, viết vào bảng nhóm: Tên các đồ vật, con vật bắt đầu bằng r, d, gi09/12/2021
    • Lạm phát là gì? Những tác động của lạm phát đến nền kinh tế 01/03/2020
    • Nêu thế mạnh về một số tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế xã hội ở Đồng bằng sông Cửu Long?16/12/2021
    © Copyright 2022, All Rights Reserved  |   Hanoi1000Back to top button

    Trả lời
  2. viết văn ko có câu trả lời thì viết lmj ? 
    Câu 1.
    – Phương thức biểu đạt chính: nghị luận
    – Thao tác lập luận chính: bình luận. (còn đối với câu hỏi thao tác lập luận được sử dụng trong đoạn trích thì câu trả lời là: bình luận và so sánh).
    Câu 2. Nội dung chính của đoạn trích:
    – Ca ngợi những con người mạnh mẽ, can đảm, dám đương đầu và vượt qua khó khăn, gian nan, thử thách để làm nên những việc lớn lao, phi thường.
    – Phê phán, phủ định lối sống thụ động, dễ dãi của những kẻ hèn nhát, ích kỉ, không có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng.
    Câu 3. Câu nói: “Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông” được hiểu theo nghĩa bóng: Đường đi khó không phải vì bản thân con đường ấy có nhiều chướng ngại vật mà khó bởi người đi đường không có quyết tâm cao.
    Câu 4.
    – Các biện pháp tu từ được sử dụng: liệt kê và điệp từ, điệp cú pháp
    – Tác dụng:
    + Diễn tả đầy đủ, sâu sắc và nổi bật những thứ tiện lợi, đủ đầy, có sẵn làm con người ta yếu đuối, mất đi tinh thần mạo hiểm
    + Làm cho câu văn hài hòa, cân đối, nhịp nhàng …
    Câu 5. 
    – Biện pháp tu từ: điệp ngữ (phải biết, cũng không lấy làm)
    -Tác dụng: tăng thêm sức biểm cảm cho lời văn, nhấn mạnh sự cần thiết của lối sống mạnh mẽ tích cực của thanh niên đồng thời cho thấy sự khuyến khích động viên của tác giả với thế hệ trẻ.
    Câu 6. Qua đoạn trích trên, tác giả muốn gửi thông điệp đến thanh niên Việt Nam: Cần mạo hiểm, biết xông pha, phải biết nhẫn nhục, vượt qua gian khổ khách quan và trở ngại tinh thần để có được thành công trong cuộc sống.
    Câu 7. 
    – Hình thức: Đảm bảo đoạn văn khoảng 5 – 7 dòng.
    – Nội dung: Nêu quan điểm, thể hiện thái độ đồng tình/ phản đối và lí giải:
    + Đồng tình: vì đó là sự lựa chọn cách sống của cá nhân, miễn không ảnh hưởng đến tập thể.
    + Phản đối: vì cách sống an nhàn không phù hợp với thời đại, giết chết sự năng động, khả năng cạnh tranh,…
    Câu 8. Các em có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần thể hiện được suy nghĩ của bản thân về yêu cầu của đề bài và đảm bảo hình thức một đoạn văn ngắn (khoảng 15 dòng).
    Sau đây là vài gợi ý:
    – “Sống thừa” là lối sống khép mình, thụ động, ích kỉ, không có ý thức vươn lên, cạnh tranh trong cuộc sống. Hệ quả là thanh niên khó có thể đóng góp sức mình vào xây dựng xã hội tốt đẹp hơn, bởi vậy, cũng khó tìm thấy ý nghĩa cuộc sống.
    – Thanh niên cần sống có lí tưởng, ước mơ, hoài bão để tìm thấy mục đích sống.
    – Tăng cường vận động, giao tiếp, nhận thức rõ hơn về vai trò, ý nghĩa của bản thân với gia đình và cộng đồng. Biết quan tâm chia sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn. Chăm chỉ trong học tập và lao động…

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới