viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về tác hại của việc tung tin đồn nhảm trong dịp chống dịch covid vừa qua

viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về tác hại của việc tung tin đồn nhảm trong dịp chống dịch covid vừa qua

1 bình luận về “viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về tác hại của việc tung tin đồn nhảm trong dịp chống dịch covid vừa qua”

  1. Từ khi dịch COVID-19 xuất hiện tại Việt Nam, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đã chủ động, tích cực triển khai có hiệu quả hàng loạt biện pháp phòng, chống dịch. Trong cuộc chiến với dịch COVID-19, nhiều thông tin chính xác, tích cực đã góp phần nhân lên quyết tâm chống dịch, lan tỏa những thông điệp nhân văn, tăng cường sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc cùng chung sức, đồng lòng phòng, chống dịch COVID-19.
    Tuy nhiên, bên cạnh đó, cũng có không ít tin giả, tin sai sự thật liên quan đến dịch COVID-19 được lan truyền một cách cố ý, nhất là trên không gian mạng. Thời gian gần đây, trong khi dịch COVID-19 liên tục có những diễn biến phức tạp, khó lường, thì trên không gian mạng, tình trạng phát tán tin giả, sai sự thật về tình hình dịch bệnh và công tác phòng, chống dịch COVID-19 lại có dấu hiệu gia tăng.
    Tin giả (fake news) có thể được hiểu là những thông tin không chính xác, chưa được kiểm chứng, kiểm duyệt, xuất hiện sai lệch về nội dung, được phát tán trên Internet và các phương tiện truyền thông. Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, nhất là các mạng xã hội như Zalo, Facebook, YouTube…, đã trở thành mảnh đất màu mỡ để tin giả xuất hiện và lan truyền. Tin giả nói chung, tin giả liên quan đến dịch COVID-19 nói riêng đang trở thành một thực trạng đáng báo động, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất ổn định xã hội; hạn chế hiệu quả hoạt động phòng, chống dịch của các địa phương và các lực lượng chức năng.
    Trước hết, tin giả liên quan đến dịch COVID-19 là những thông tin sai sự thật về tình hình dịch bệnh, gây tâm lý hoang mang trong dư luận xã hội. Còn nhớ, trong đợt dịch COVID-19 đầu tiên ở nước ta, những thông tin dạng như thế này đã tạo ra tâm lý bất ổn trong một bộ phận nhân dân. Nhiều người đã ra sức tích trữ lương thực, thực phẩm; tạo ra tình trạng khan hiếm hàng hóa cục bộ; gây ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh, cung ứng hàng hóa tại nhiều địa phương. Gần đây nhất, thời điểm cuối tháng 7/2021, khi đại dịch COVID-19 bùng phát ở nhiều tỉnh, thành phố phía Nam, các đối tượng tung tin giả đã xoáy sâu vào nỗi lo lắng, sợ hãi, bất an của người dân bằng thủ đoạn cắt, ghép hình ảnh kèm theo những thông tin sai sự thật như “xác người chết vì COVID-19 chất đầy trong phòng” hay “người dân tự thiêu để phản đối công tác phòng, chống dịch COVID-19 ở Thủ Đức”…

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới