SÁNG TẠO CÙNG TÁC GIẢ Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống được gợi ra từ cuốn sách đã đọc

SÁNG TẠO CÙNG TÁC GIẢ

Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống được gợi ra từ cuốn sách đã đọc

2 bình luận về “SÁNG TẠO CÙNG TÁC GIẢ Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống được gợi ra từ cuốn sách đã đọc”

  1. An-đéc-xen đã không dùng đôi cánh tưởng tượng để thoát li mà cúi sát xuống hiện thực khốc liệt của cuộc sống, để cảm thông và yêu thương những số phận bất hạnh, để nhận ra và trân trọng những ước mơ trong sáng, thánh thiện của con người. Ta thấy rõ được sự thờ ơ, vô cảm qua tác phẩm Cô bé bán diêm của An-đéc-xen.
    Vô cảm chính là thái độ sống lạnh nhạt, thờ ơ đối với cuộc sống, với những người ở xung quanh chúng ta. Bản thân chúng ta không quan tâm, không có trách nhiệm đối với chính bản thân mình và với người khác. Hiện nay khi đất nước ngày càng phát triển thì vô cảm càng dễ dẫn đến thành một loại bệnh. Cần phải tìm “phương thuốc” để chữa trị, xích gần hơn nữa tình cảm giữa người với người, phương pháp ấy sẽ xóa bỏ được lối sống lãnh đạm, thờ ơ này ở con người trong xã hội này. Căn bệnh vô cảm khi đã tồn tại trong con người thì sẽ ăn sâu, bám rễ không chịu buông. Mỗi người cần có cách thức, có phương pháp để hạn chế căn bệnh nguy hiểm có thể ăn mòn trái tim của mỗi người.
    Truyện của An-đéc-xen khép lại nhưng lòng người đọc vẫn không nguôi băn khoăn, trăn trở, day dứt suy nghĩ về con người, cuộc đời, về tình người, tình đời. Nhà văn không né tránh hiện thực nghiệt ngã. Cô bé có tâm hồn trong sáng, thánh thiện ấy đã chết, chết trong chính đêm giao thừa, trong cái đói, cái rét hành hạ. Một năm mới sang hứa hẹn những khởi đầu mới nhưng cô bé đã kết thúc cuộc hành trình của mình tại chính ngưỡng cửa của năm mới. Chẳng có cơ hội, chẳng có tương lai nào cho em. Trước khi chết vì đói, vì rét, em đã chết vì chính sự lạnh lùng, vô cảm, tàn nhẫn, ích kỉ của con người. Em không dám về nhà vì sợ những lời chửi mắng, đánh đập của bố, em trơ trọi, bơ vơ, tuyệt vọng chống chọi với cái giá rét trước ánh mắt vô cảm, thờ ơ của những người qua đường, em cô đơn, buồn tủi khi mọi người vui vẻ, hân hoan đón chào năm mới, em nằm đó trong những lời đàm tiếu vô tâm của mọi người. Em từ giã cõi đời, giã từ cuộc sống vì không ai thương em, không ai che chở, bảo vệ em. Cái chết của em mãi để lại nỗi xót thương, niềm day dứt như một câu hỏi ám ảnh trong lòng mỗi người: làm sao để không bao giờ trên mặt đất này còn có những trẻ em bất hạnh như cô bé bán diêm ?
          Truyện nhẹ nhàng, dung dị nhưng đặt ra những vấn đề vô cùng sâu sắc, thể hiện giá trị nhân văn cao đẹp qua tấm lòng yêu thương, trân trọng con người của nhà văn. Cái kết truyện như một câu hỏi đầy day dứt, như một lời đề nghị nhà văn gửi tới độc giả nhiều thế hệ, ở mọi phương trời về cách sống, về thái độ, tình cảm đối với những người xung quanh, nhất là những mảnh đời bất hạnh.

    Trả lời
  2. mong bn vote hn nha :3
          Trong cuộc sống, chắc hẳn ai cũng đã đọc rất nhiều cuốn sách, nhưng không hẳn ai cũng biết đọc sách một cách đúng, biết chọn lọc sách. Tôi cũng đã từng như vậy nhưng khi đọc tác phẩm “bàn về đọc sách” của nhà văn Chu Quang Tiềm, tôi đã biết cách lựa chọn và đọc sách một cách tốt nhất.
           Tác phẩm này được giáo sư Trần Đình Sử dịch, in trong tập “Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui, nỗi buồn của việc đọc sách”. Qua tác phẩm này, tác giả đã giúp người đọc hiểu rõ hơn về việc đọc sách.
           Mở đầu tác phẩm, tác giả đã nói về tầm quan trọng của sách: Sách là kho tàng quý báu của di sản tinh thần mà loài người thu lượm, tích lũy suốt mấy ngàn năm; sách là những cột mốc trên con đường phát triển học thuật của nhân loại. Điều này được thể hiện qua câu nói: “Chọn sách mà đọc, đọc cho kĩ, vừa đọc vừa nghiễn ngẫm”. Tác giả còn nói tới ý nghĩa của sách: đọc sách là trả món nợ đối với thành quả nhân loại trong quá khứ, ôn lại kinh nghiệm, tư tưởng của nhân loại tích lũy mấy nghìn năm trong mấy chục năm ngắn ngủi, một mình hưởng thụ các kiến thức, lời dạy của biết bao người trong quá khứ, sự chuẩn bị cho cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn, đọc sách là con đường quan trọng của học vấn – con đường quan trọng để tích lũy và nâng cao tri thức cho bản thân, đọc sách không những trang bị tri thức mà còn làm hoàn hiện nhân cách, nâng cao khí chất, coi thường sách, không đọc sách là xóa bỏ quá khứ, làm chính mình trở nên lạc hậu, làm cho xã hội thụt lùi. 
          Tác giả còn nêu lên những khó khăn, thiên hướng sai lệch dễ mắc phải của việc đọc sách trong tình trạng hiện nay. Đầu tiên chính là: Sách nhiều khiến người đọc không chuyên sâu. Xưa kia, một học giả cả đời có thể chỉ đọc một cuốn sách. Nhưng đọc đi đọc lại, vừa đọc vừa nghiền ngẫm đến thuộc lòng, thấm vào xương tủy, biến thành động lực tinh thần, dùng cả đời mà vẫn không hết. Ngày nay, sách vở nhiều, dễ kiếm, vì vậy người đọc thường “liếc qua rất nhiều nhưng đọng lại rất ít”. Tác giả còn lên án, phê phán thói đọc lướt qua sách, không suy ngẫm: “Đọc sách nhiều mà không ngẫm nghĩ giống như ăn nhiều nhưng không thể tiêu hóa được. Lâu dần sẽ dẫn tới bệnh tật.” Lý do thứ hai mà con người thời nay đọc sách không kĩ là do: “Sách nhiều khiến người đọc dễ bị lạc hướng”. Bất cứ lĩnh vực nào giờ cũng có rất nhiều sách vở chất đầy trong thư viện. Tuy nhiên, những tác phẩm cơ bản, đích thực không phải là quá nhiều. Nhưng đứng trước số lượng sách vở khổng lồ hiện có, cộng với thói tham lam, đọc nhiều mà không vụ thực chất, người đọc dễ phí thời gian với những cuốn sách vô thưởng vô phạt mà mất đi cơ hội đọc những cuốn sách cơ bản, thú vị. Bằng những so sánh cụ thể, xác thực, tác giả vừa chỉ ra những nguy hại do lối đọc sách sai lệch; vừa phân tích, lí giải những nguy hại đó một cách thuyết phục.
          Ở đoạn tiếp theo, tác giả đã đưa ra lời khuyên về phương pháp chọn sách và đọc sách cho các độc giả. Về cách chọn sách: Tác giả đã khuyên độc giả chọn cho tinh, tìm đọc những cuốn sách thật sự có giá trị và có ích cho bản thân, chọn sách phải có mục đích, có định hướng rõ ràng, không nhất thời tùy hứng, chọn sách nên hướng vào hai loại: Kiến thức phổ thông, kiến thức chuyên sâu. Còn về cách đọc sách tác giả đã khuyên rằng: Đọc cho kỹ, đọc đi, đọc lại nhiều lần cho đến thuộc lòng, đọc với sự say mê, ngẫm nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích lũy và kiên định mục đích, đọc có kế hoạch, hệ thống, không đọc tràn lan, đọc về kiến thức phổ thông và kiến thức chuyên sâu, đọc sách không chỉ là việc tích lũy tri thức mà còn là việc rèn luyện tư cách, chuyện học làm người, rèn đức tính kiên trì, nhẫn nại.
           Đây đúng là một tác phẩm xuất sắc, đưa ra đầy đủ lời khuyên hữu ích cho các độc giả. Bài viết “Bàn về đọc sách” có sức thuyết phục rất lớn, bởi vì nội dung các lời bàn và cách trình bày của tác giả vừa thấu lí, vừa đạt tình. Ông đã chỉ ra phương pháp đọc sách vừa có tính thực tế, vừa có tính khoa học. Là một học giả có uy tín, từng trải qua quá trình nghiên cứu, tích lũy, nghiền ngẫm lâu dài nên tác giả bàn luận về phương pháp đọc sách bằng cách phân tích cụ thể, lập luận sắc sảo kết hợp với giọng điệu tâm tình thân mật, pha chút hài hước với mục đích chia sẻ kinh nghiệm rút ra từ thành công và thất bại trong sự nghiệp của mình. Đặc biệt, bài văn còn hấp dẫn người đọc bởi bố cục bài viết chặt chẽ, hợp lí. Các ý kiến được dẫn dắt rất tự nhiên, cách viết giàu hình ảnh. Có thể coi đây là bài học bổ ích, thiết thực cho mọi người trong quá trình học tập, chuẩn bị hành trang kiến thức để bước vào thế kỉ mới.
    bài viết này mik có tham khảo nha, mong vẫn đc cho hn

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới