Bài 1: Cho ABC cân tại A; hai đường cao BD và CE của ABC cắt nhau tại H. Chứng minh rằng: a) ABD=ACE b) BHC là tam giác cân c

Bài 1: Cho ABC cân tại A; hai đường cao BD và CE của ABC cắt nhau tại H. Chứng minh rằng:
a) ABD=ACE
b) BHC là tam giác cân
c) Đường thẳng AH BC
Bài 2: cho ABC cân tại A, vẽ trung tuyến AM. Từ M kẻ ME vuông góc với AB tại E, MF vuông góc với AC tại F. Chứng minh:
a) BEM = CFM
b) AM là đường trung trực của EF
c) Từ B kẻ đường thẳng vuông góc với AB tại B, từ C kẻ đường thẳng vuông góc với AC tại C. Hai đường thẳng này cắt nhau tại D. Chứng minh ba điểm A; M; D thẳng hàng

Bài 3: Cho ABC vuông tại A có AM là đường trung tuyến. Trên tia đối của tỉa MA lấy điểm D sao cho MD = MA. Chứng minh:
a) AMB = DMC
b) AC CD tại C
c) AB + AC > 2.AM
Kẻ hình giúp mình luôn nhé ạ mình camon

1 bình luận về “Bài 1: Cho ABC cân tại A; hai đường cao BD và CE của ABC cắt nhau tại H. Chứng minh rằng: a) ABD=ACE b) BHC là tam giác cân c”

  1. Giải đáp:
     
    Lời giải và giải thích chi tiết:
    Bài 1:
    a)Ta có: BD và CE là hai đường cao của ΔABC
    ⇒BD⊥AB; CE⊥AC
    ⇒ΔABD vuông tại D; ΔACE vuông tại E
    Xét tam giác vuông ABD và tam giác vuông ACE, ta có:
    · AB=AC (ΔABC cân tại A)
    · ∠A là góc chung
    ⇒ΔABD=ΔACE (cạnh huyền-góc nhọn)
    b) Ta có: BD⊥AB; CE⊥AC
    ⇒ΔDBC vuông tại D; ΔECB vuông tại E
    Ta có: ΔABD=ΔACE (cmt)
    ⇒BD=CE (hai cạnh tương ứng)
    Xét tam giác vuông DBC và tam giác vuông ECB, ta có:
    · BD=CE (cmt)
    · BC cạnh chung
    ⇒ΔDBC=ΔECB (cạnh huyền-cạnh góc vuông)
    ⇒∠DBC=∠ECB (hai góc tương ứng)
    ⇒ΔBHC cân tại H
    c) Ta có: hai đường cao BD và CE của ΔABC cắt nhau tại H
    ⇒H là trực tâm của ΔABC
    ⇒AH là đường cao của ΔABC
    Hay AH⊥BC
    Bài 2:
    a) Ta có: ME⊥AB; MF⊥AC
    ⇒ΔBEM vuông tại E; ΔCFM vuông tại F
    Xét tam giác vuông BEM và tam giác vuông CFM, ta có:
    · BM=CM (AM là trung tuyến ΔABC)
    · ∠B=∠C (ΔABC cân tại A)
    ⇒ΔBEM=ΔCFM (cạnh huyền-góc nhọn)
    b) Xét ΔAMB và ΔAMc, ta có:
    · AM cạnh chung
    · BM=CM (AM là trung tuyến ΔABC)
    · AB=AC (ΔABC cân tại A)
    ⇒ΔAMB=ΔAMC (c.c.c)
    ⇒∠AMB=∠AMC (hai góc tương ứng)
    Ta có: ∠AMB+∠AMC=$180^o$ (kề bù)
              ∠AMC+∠AMC=$180^o$
                      2 . ∠AMC=$180^o$
                           ∠AMC=$\frac{180^o}{2}$=$90^o$
    Vậy ∠AMB=∠AMC=$90^o$
    Ta có: ΔBEM=ΔCFM (cmt)
    ⇒∠FMC=∠EMB (hai góc tương ứng)
    ⇒EM=FM (hai cạnh tương ứng)
    ⇒M nằm trên đường trung trực của EF (1)
    Ta có: ∠FMC=∠EMB (cmt)
              ∠AMB=AMC=$90^o$ (cmt)
    Mà ∠FMC+∠AMF=∠AMC=$90^o$ (kề phụ)
          ∠EMB+∠AME=∠AMB=$90^o$ (kề phụ)
    ⇒∠AMF=∠AME
    Xét ΔAFM và ΔAEM, ta có:
    · EM=FM (cmt)
    · ∠AMF=∠AME (cmt)
    · AM cạnh chung
    ⇒ΔAFM=ΔAEM (c.g.c)
    ⇒AF=AE (hai cạnh tương ứng)
    ⇒A nằm trên đường trung trực EF (2)
    Từ (1), (2)⇒AM là trung trực của EF
    c) Ta có: ∠CMD=∠AMB=$90^o$ (đối đỉnh)
                 ∠BMD=∠AMC=$90^o$ (đối đỉnh)
    Xét tam giác vuông BMD và tam giác vuông CMD, ta có:
    · BM=CM (AM là trung tuyến ΔABC)
    · DM cạnh chung
    ⇒ΔBMD=ΔCMD (hai cạnh góc vuông)
    ⇒DB=DC (hai cạnh tương ứng)
    ⇒D nằm trên đường trung trực của đoạn thằng AB
    Ta có: ∠AMB=$90^o$ (cmt) ⇒AM⊥BC 
              BM=CM (AM là trung tuyến ΔABC) ⇒M là trung điểm BC
    ⇒AM là đường trung trực của BC
    Vì A, M, D cùng nằm trên đường trung trực của BC
    ⇒A, M, D thẳng hàng
    Bài 3:
    a) Xét ΔAMB và ΔDMC, ta có:
    · BM=CM (AM là trung tuyến ΔABC)
    · MA=MD (gt)
    · ∠AMB=∠DMC (đối đỉnh)
    ⇒ΔAMB=ΔDMC (c.g.c)
    *Câu b bn ghi ko rõ đề
     

    bai-1-cho-abc-can-tai-a-hai-duong-cao-bd-va-ce-cua-abc-cat-nhau-tai-h-chung-minh-rang-a-abd-ace

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới