Cho tam giác nhọn ABC, 3 đường cao AD, BE, CF cắt nhau tại H. Kẻ HP//AC, HQ//AB (P,Q trên AB,AC), gọi M là trung điểm BC, chứ

Cho tam giác nhọn ABC, 3 đường cao AD, BE, CF cắt nhau tại H. Kẻ HP//AC, HQ//AB (P,Q
trên AB,AC), gọi M là trung điểm BC, chứng minh HM vuông góc PQ.
LÀM ƠN

1 bình luận về “Cho tam giác nhọn ABC, 3 đường cao AD, BE, CF cắt nhau tại H. Kẻ HP//AC, HQ//AB (P,Q trên AB,AC), gọi M là trung điểm BC, chứ”

  1. Giải đáp:
    $HM\,\bot\,PQ$.
    Lời giải và giải thích chi tiết:
    Qua $H$ kẻ đường thẳng vuông góc với $HM$.
    Đường thẳng này cắt $AB,AC$ ở $K,N$.
    Lấy điểm $G$ đối xứng với $B$ qua $H$.
    Xét $\Delta BCG$ ta có:
    $M$ là trung điểm của $BC$ (giả thiết).
    $H$ là trung điểm của $BG$ ($G$ đối xứng với $B$ qua $H$).
    $\Rightarrow HM$ là đường trung bình của $\Delta BCG$.
    $\Rightarrow HM//CG$ mà $MH\,\bot\,HN$ (điều kiện bổ sung).
    $\Rightarrow CG\,\bot\,HN$ (từ vuông góc đến song song đảo).
    $\Rightarrow CG$ là đường cao của $\Delta HNC$.
    Có $BE\,\bot\,AC\Rightarrow HE\,\bot\,AC\Rightarrow HE\,\bot\,NC$
    $\Rightarrow HE$ là đường cao của $\Delta HNC$ mà $CG\cap HE=G$
    $\Rightarrow G$ là trực tâm của $\Delta HNC$
    $\Rightarrow GN$ là đường cao của $\Delta HNC\Rightarrow GN\,\bot\,HC$.
    Mà $AB\,\bot\,HC\Rightarrow BK\,\bot\,HC$ ($AB\equiv BK$).
    $\Rightarrow BK//BN$ (từ vuông góc đến song song).
    $\Rightarrow\widehat{HBK}=\widehat{HGN}$ (cặp góc so le trong).
    Xét $\Delta BHK$ và $\Delta HNG$ ta có:
    $\widehat{HBK}=\widehat{HGN}$ (chứng minh trên).
    $BH=HG$ ($G$ đối xứng $B$ qua $H$).
    $\widehat{BHK}=\widehat{GHN}$ (cặp góc đối đỉnh).
    $\Rightarrow\Delta BHK=\Delta HNG$ (góc-cạnh-góc).
    $\Rightarrow HK=HN$ (hai cạnh tương ứng).
    Ta có $HP//AC$ mà $Q\in AC\Rightarrow HP//AQ$.
    $HQ//AB$ mà $P\in AB\Rightarrow AP//HQ$.
    Xét tứ giác $APHQ$ ta có:
    $HP//AQ$ (chứng minh trên).
    $AP//HQ$ (chứng minh trên).
    $\Rightarrow APHQ$ là hình bình hành (dấu hiệu nhận biết).
    Gọi $AH\cap PQ=O\Rightarrow O$ là trung điểm của $AH$.
    Xét $\Delta ANK$ ta có:
    $H$ là trung điểm của $NK$ ($HK=HN$).
    $HQ//AK$ ($HQ//AB,AB\equiv AK$).
    $\Rightarrow Q$ là trung điểm của $AN$.
    Xét $\Delta ANK$ ta có:
    $O$ là trung điểm của $AH$ (chứng minh trên).
    $Q$ là trung điểm của $AN$ (chứng minh trên).
    $\Rightarrow OQ$ là đường trung bình của $\Delta AHN$.
    $\Rightarrow OQ//HN\Rightarrow PQ//NK$ mà $HM\,\bot\,NK$.
    $\Rightarrow HM\,\bot\,PQ$ (từ vuông góc đến song song đảo).

    cho-tam-giac-nhon-abc-3-duong-cao-ad-be-cf-cat-nhau-tai-h-ke-hp-ac-hq-ab-p-q-tren-ab-ac-goi-m-la

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới