Dưới đây là một số dàn ý mẫu hay tả về cây dừa môn văn lớp 4 học sinh có thể tham khảo.
Bài mẫu số 1: Dàn ý tả cây dừa
1. Mở bài: Giới thiệu cây dừa.
– Quê nội em có rất nhiều dừa.
– Nội bảo cây dừa trước sân đã có từ lâu.
2. Thân bài: Tả cây dừa.
– Tả bao quát:
+ Nhìn từ xa, cây như chiếc chổi chổng ngược.
+ Cây cao quá mái nhà.
– Tả chi tiết từng bộ phận:
+ Gốc to cở vòng tay ôm của em.
+ Những chùm rễ bám gốc như những con giun đất to.
+ Vỏ cứng có nhiều vết sẹo xen kẽ đểu đặn trên thân cây hơi nghiêng về ao cá.
+ Từng chùm quả xinh xinh như những hồ lô xanh bóng.
+ Vô số tàu lá túa ra, rũ xuống hệt những chiếc lược khổng lồ.
– Cảnh vật xung quanh
+ Gió khua xào xạc trên lá dừa.
+ Chim chóc ríu rít trong vòm cây.
3. Kết bài
– Dừa là đặc sản của quê nội.
– Từ dừa, con người có thể thu được nhiều sản phẩm.
– Hình ảnh cây dừa khắc họa rỏ nét về quê hương.
Bài mẫu số 2: Dàn ý tả cây dừa siêu hay
1. Mở bài: giới thiệu cây dừa
Ví dụ:
Tôi sinh ta và lớn lên tại một vùng quê miền Trung nghèo khó, nơi mà có nắng có gió, có những làn gió vi vu trong nắng. Tuổi thơ tôi gắn với những chiều nô đùa trên cánh đồng bao la với những cánh diều nghi ngút gió, những trưa hè ngồi bên dòng sông đọc truyện, những chiều chăn trâu vui vẻ và cả những ngày trèo cây dừa hái dừa uống nước cũng lũ bạn trong xóm. Những cây dừa quê tôi cũng là một kỉ niệm trong tôi.
2. Thân bài: Tả về cây dừa
– Tả bao quát cây dừa:
+ Cây dừa thuộc họ cau
+ Cây dừa cao nhất có thể tới 30m
+ Cây dừa có thể sống ở nhiều nơi khác nhau
+ Cây dừa rất có ich đối với con người.
– Tả chi tiết cây dừa:
+ Tả thân cây dừa:
- Thân cây dừa có thể cao đến 25m
- Cây dừa có vỏ sần sùi, vỏ thân cây có tầng khấn khấn như chia bậc cho cây dừa
- Thân cây dừa rất to, một người không ôm xuể
- Thân cây dừa có kích thước to ở gốc rồi nhỏ dần lên đến ngọn dừa
- Thân cây dừa không mọc lá như các cây khác, mà lá cây dừa mọc ở ngọn cây
+ Tả lá cây dừa:
- Lá cây dừa mọc ra thành từng bẹ, mỗi bẹ dừa có rất nhiều lá dừa
- Ở mỗi bẹ sẽ có hơn 100 lá dừa
- Ở lá dừa sẽ có một gân lá
- Lá dừa to ở đầu gốc và nhỏ dần về phía ngọn
- Lá dừa có thể dài từ 1m đến 1m5
- Lá dừa rộng khoảng 5cm
+ Tả trái dừa
- Trái dừa tròn
- Trái dừa có vỏ xốp, rồi đến vỏ cứng rồi mới đến cơm dừa
- Cơm của trái dừa màu trắng ăn rất ngon
- Bên trong cơm dừa là nước, nước dừa rất ngọt
3. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về cây dừa
Ví dụ:
Cây dừa là một loại cây rất hữu ích với con người, cây dừa có rất nhiều công dụng. Thân cây dừa có thể làm gỗ, quả dừa có thể ăn, lá dừa dùng để làm chổi,…
Bài mẫu số 3: Dàn ý tả cây dừa
1. Mở bài: Giới thiệu cây dừa mà em muốn miêu tả
2. Thân bài:
– Tả khái quát về cây dừa:
+ Cây dừa được trồng ở đâu? Là cây dừa của nhà em hay của nhà hàng xóm, của chung thôn làng?
+ Ai là người chăm sóc cho cây dừa? Hay cây dừa tự lớn lên nhờ mưa gió của trời?
– Tả chi tiết từng bộ phận của cây dừa:
+ Rễ cây:
- Rễ cây dừa là rễ chùm hay rễ đơn? Sợi rễ của cây dừa có to không? Mọc dài hay ngắn?
- Rễ cây dừa hoàn toàn chìm dưới mặt đất hay có phần nhô lên trên?
+ Thân cây:
- Cây dừa cao khoảng bao nhiêu mét?
- Thân cây thẳng đuột hay cong cong?
- Bề rộng của thân cây khoảng bao nhiêu người ôm xuể?
- Kích thước thân cây đều từ gốc đến ngọn hay nhỏ dần?
- Vỏ thân cây có màu gì?
- Thân cây có chia thành từng khoanh, từng đốt như tre không?
+ Lá cây:
- Lá cây dừa có to không? Những chiếc lá đã trưởng thành có kích thước như thế nào?
- Màu sắc của lá dừa có thay đổi khi lớn lên hay theo thời tiết không?
- Lá dừa mọc tập trung ở ngọn cây hay rải rác theo cành, nhánh?
- Lá dừa thường được người dân dùng để làm gì?
+ Quả dừa:
- Quả dừa mọc ở đâu trên cây dừa? Vào khoảng thời gian nào trong năm?
- Dừa mọc theo chùm hay đơn lẻ?
- Quả dừa có hình dáng gì? Theo thời gian, quả dừa từ lúc còn non đến lúc ăn được có sự thay đổi như thế nào về kích thước và màu sắc?
- Quả dừa khi ăn có khó không? Có thể ăn được những phần nào của quả dừa? Hương vị của nó ra sao?
- Ngoài ăn trực tiếp, người ta dùng quả dừa để chế biến nên các món ăn nào?
3. Kết bài: Tình cảm của em dành cho cây dừa
Xem thêm