Cho tam giác ABC nhọn (AB < AC), đường cao BD và đường cao CE cắt nhau tại H. Gọi K là điểm đối xứng với H qua BC, M là đi

Cho tam giác ABC nhọn (AB < AC), đường cao BD và đường cao CE cắt nhau tại H. Gọi K là điểm đối xứng với H qua BC, M là điểm đối xứng với H qua trung điểm I của cạnh BC.
a) Chứng minh AE.AB = AD.AC
b) Tứ giác BKMC là hình gì? Vì sao?
c) Chứng minh AB² + CK² = AC² + BK²
d) Gọi O là trung điểm của AM, G là giao điểm của OH và AI. Chứng minh G là trọng tâm của tam giác ABC

1 bình luận về “Cho tam giác ABC nhọn (AB < AC), đường cao BD và đường cao CE cắt nhau tại H. Gọi K là điểm đối xứng với H qua BC, M là đi”

  1. Giải đáp:
    a) Xét hai tam giác vuông $\Delta ABD$ và $\Delta ACE$ có:
    $\widehat{BAD}=\widehat{EAC}$ ($=\widehat{BAC}$).
    $\Rightarrow\Delta ABD\backsim\Delta ACE$ (góc-góc).
    $\Rightarrow\dfrac{AD}{AB}=\dfrac{AE}{AC}$ (cặp cạnh tỉ lệ tương ứng).
    $\Rightarrow AB.AE=AC.AD$ (tính chất nhân chéo).
    b) Gọi $HK\cap BC=F$.
    $K$ đối xứng với $H$ qua $BC$ mà $HK\cap BC=F$
    $\Rightarrow K$ đối xứng với $H$ qua $F$.
    Xét $\Delta HMK$ ta có:
    $F$ là trung điểm của $HK$ ($K$ đối xứng với $H$ qua $F$).
    $I$ là trung điểm của $HM$ ($M$ đối xứng với $H$ qua $I$).
    $\Rightarrow IF$ là đường trung bình của $\Delta HMK$
    $\Rightarrow IF//MK$ mà $\{I;F\}\in BC\Rightarrow MK//BC$
    $\Rightarrow BKMC$ là hình thang (dấu hiệu nhận biết).
    Xét tứ giác $BHCM$ ta có:
    $I$ là trung điểm cùa $BC$ (giả thiết).
    $I$ là trung điểm của $HM$ ($M$ đối xứng với $H$ qua $I$).
    $\Rightarrow BHCM$ là hình bình hành (dấu hiệu nhận biết).
    $\Rightarrow BM=HC$ (hai cạnh đối bằng nhau).
    $K$ đối xứng với $H$ qua $BC$ (giả thiết).
    $\Rightarrow BC$ là đường trung trực của $HK$.
    $\Rightarrow HC=CK$ (điểm cách đều hai đầu mút đoạn thẳng).
    Mà $BM=HC$ (chứng minh trên) $\Rightarrow BM=CK$.
    $\Rightarrow BKMC$ là hình thang cân (dấu hiệu nhận biết).
    c) $\Delta ABC$ có $BD,CE$ là các đường cao
    Và $BD\cap DE=H\Rightarrow H$ là trực tâm của $\Delta ABC$.
    $AH$ đi qua trực tâm $H$ của $\Delta ABC$
    $\Rightarrow AH$ là đường cao của $\Delta ABC\Rightarrow AH\,\bot\,BC$
    Mà $HK\,\bot\,BC$ ($BC$ là trung trực của $HK$) 
    $\Rightarrow HK\equiv AH\Rightarrow A,H,K$ thẳng hàng.
    $\Rightarrow AK\cap BC=HK\cap BC=F$.
    Áp dụng định lý Pythagoras cho $\Delta ABF$:
    $AB^2=AF^2+BF^2$ ($\Delta ABF$ vuông tại $F$).
    Áp dụng định lý Pythagoras cho $\Delta FCK$:
    $CK^2=KF^2+CF^2$ ($\Delta FCK$ vuông tại $F$).
    $AB^2+CK^2=AF^2+BF^2+KF^2+CF^2$.
    Áp dụng định lý Pythagoras cho $\Delta ACF$:
    $AC^2=AF^2+CF^2$ ($\Delta ACF$ vuông tại $F$).
    Áp dụng định lý Pythagoras cho $\Delta BKF$:
    $BK^2=BF^2+KF^2$ ($\Delta BKF$ vuông tại $F$).
    $AC^2+BK^2=AF^2+BF^2+KF^2+CF^2$
    Mà $AB^2+CK^2=AF^2+BF^2+KF^2+CF^2$
    $\Rightarrow AB^2+CK^2=AC^2+BK^2$.
    d) $I$ là trung điểm của $HM$ (giả thiết).
    $\Rightarrow AI$ là đường trung tuyến của $\Delta AHM$.
    $O$ là trung điểm của $AM$ (giả thiết).
    $\Rightarrow OH$ là đường trung tuyến của $\Delta AHM$.
    Mà $AI\cap OH=G\Rightarrow G$ là trọng tâm của $\Delta ABC$
    Trọng tâm $G$ thuộc trung tuyến $AI\Rightarrow AG=\dfrac23 AI$.
    $I$ là trung điểm của $BC$ (giả thiết).
    $\Rightarrow AI$ là đường trung tuyến của $\Delta ABC$.
    Mà $G\in AI$ và $AG=\dfrac23AI\Rightarrow G$ là trọng tâm của $\Delta ABC$.

    cho-tam-giac-abc-nhon-ab-lt-ac-duong-cao-bd-va-duong-cao-ce-cat-nhau-tai-h-goi-k-la-diem-doi-ung

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới