Cho hình vuông ABCD. Gọi K là điểm nằm giữa A và B, I là điểm nằm giữa B và C sao cho BK = CI. Đường thẳng AI cắt DC tại M a

Cho hình vuông ABCD. Gọi K là điểm nằm giữa A và B, I là điểm nằm giữa B và C sao cho BK = CI. Đường thẳng AI cắt DC tại M
a. Chứng minh: IK // BM
b. Gọi N là giao điểm thuộc tia đối tia CB sao cho CN = CM, O là giao điểm hai đường chéo của hình vuông ABCD. Chứng minh: `Delta BOI` đồng dạng với `Delta BND`

1 bình luận về “Cho hình vuông ABCD. Gọi K là điểm nằm giữa A và B, I là điểm nằm giữa B và C sao cho BK = CI. Đường thẳng AI cắt DC tại M a”

  1. Giải đáp:
    a) $ABCD$ là hình vuông (giả thiết).
    $\Rightarrow AB=BC$ (hai cạnh kề bằng nhau).
    Mà $BK=CI\Rightarrow AB-BK=BC-CI\Rightarrow AK=BI$.
    Có $BK=CI$ và $AK=BI\Rightarrow\dfrac{AK}{BK}=\dfrac{BI}{IC}$.
    Xét hai tam giác vuông $\Delta ABI$ và $\Delta MCI$ có:
    $\widehat{AIB}=\widehat{MIC}$ (đối đỉnh).
    $\Rightarrow\Delta ABI\backsim\Delta MCI$ (góc-góc).
    $\Rightarrow\dfrac{AI}{MI}=\dfrac{BI}{IC}$ (cặp tỉ lệ tương ứng).
    Mà $\dfrac{AK}{BK}=\dfrac{BI}{IC}\Rightarrow \dfrac{AK}{BK}=\dfrac{AI}{MI}$.
    Xét $\Delta ABM$ ($I\in AM,K\in AB$) có:
    $\dfrac{AK}{BK}=\dfrac{AI}{MI}$ (chứng minh trên).
    $\Rightarrow IK//BM$ (định lý Thales đảo).
    b) Hình vuông $ABCD$ có hai đường chéo cắt nhau tại $O$
    $\Rightarrow  OB=OC$ (giao điểm đường chéo hình vuông).
    Hình vuông $ABCD$ có đường chéo $BD$.
    $\Rightarrow \widehat{ABD}=45^\circ$ (đường chéo chia đôi góc vuông).
    $\Rightarrow\widehat{OBK}=45^\circ$ ($O\in BD,K\in AB$).
    Hình vuông $ABCD$ có đường chéo $AC$.
    $\Rightarrow\widehat{ACB}=45^\circ$ (đường chéo chia đôi góc vuông).
    $\Rightarrow\widehat{OCI}=45^\circ$ ($O\in AC,I\in BC$).
    Xét hai tam giác $\Delta BKO$ và $\Delta OCI$ ta có:
    $OB=OC$ (chứng minh trên).
    $\widehat{OBK}=\widehat{OCI}(=45^\circ$).
    $BK=IC$ (giả thiết).
    $\Rightarrow\Delta BKO=\Delta OCI$ (cạnh-góc-cạnh).
    $\Rightarrow OK=OI$ (hai cạnh tương ứng).
    $\Rightarrow\widehat{BOK}=\widehat{IOC}$ (hai góc tương ứng).
    Ta có $AC\,\bot\,BD$ (hai đường chéo vuông góc).
    $\Rightarrow BO\,\bot\,OC\Rightarrow \widehat{BOC}=90^\circ$.
    $\Rightarrow\widehat{IOB}+\widehat{IOC}=90^\circ$
    $\Rightarrow\widehat{IOB}+\widehat{BOK}=90^\circ$
    $\Rightarrow\widehat{IOK}=90^\circ\Rightarrow\Delta KOI$ vuông tại $O$
    Mà $\Delta KOI$ cân tại $O$ ($OK=IO$, chứng minh trên).
    $\Rightarrow \Delta KOI$ vuông cân $\Rightarrow\widehat{OIK}=45^\circ$.
    Gọi $OI\cap BM=F$. Ta có $IK//BM$ (chứng minh trên).
    $\Rightarrow\widehat{OIK}=\widehat{BFI}$ (cặp góc đồng vị).
    $\Rightarrow\widehat{BFI}=45^\circ$ (do $\widehat{OIK}=45^\circ$).
    Mà $\widehat{OCI}=45^\circ\Rightarrow\widehat{OCI}=\widehat{BFI}$.
    Xét hai tam giác $\Delta OCI$ và $\Delta BFI$ ta có:
    $\widehat{OCI}=\widehat{BFI}$ (chứng minh trên).
    $\widehat{OIC}=\widehat{BIF}$ (cặp góc đối đỉnh).
    $\Rightarrow\Delta OCI\backsim\Delta BFI$ (góc-góc).
    $\Rightarrow\dfrac{IO}{IF}=\dfrac{BI}{IC}$ (cặp tỉ lệ tương ứng).
    Xét hai tam giác $\Delta BOI$ và $\Delta ICF$ ta có:
    $\widehat{OIB}=\widehat{CIF}$ (cặp góc đối đỉnh).
    $\dfrac{IO}{IF}=\dfrac{BI}{IC}$ (chứng minh trên).
    $\Rightarrow\Delta BOI\backsim\Delta ICF$ (cạnh-góc-cạnh).
    $\Rightarrow\widehat{BOI}=\widehat{ICF}$ (hai góc tương ứng).
    $\Rightarrow\widehat{OBI}=\widehat{CFI}$ (hai góc tương ứng).
    Mà $\widehat{OBI}=45^\circ$ (đường chéo chia đôi góc vuông).
    $\Rightarrow\widehat{CFI}=45^\circ=\widehat{BFI}$ ($\widehat{BFI}=45^\circ$).
    $\Rightarrow\widehat{CFI}+\widehat{BFI}=45^\circ+45^\circ$
    $\Rightarrow\widehat{BFC}=90^\circ$ (cặp góc kề nhau).
    Xét hai tam giác vuông $\Delta BCF$ và $\Delta BMC$ có:
    $\widehat{FBC}=\widehat{BCM}$ ($F\in BM$).
    $\Rightarrow\Delta BCF\backsim\Delta BMC$ (góc-góc).
    $\Rightarrow\widehat{BCF}=\widehat{BMC}$ (hai góc tương ứng).
    Mà $\widehat{BOI}=\widehat{BCF}\Rightarrow\widehat{BOI}=\widehat{BMC}$.
    Xét hai tam giác vuông $\Delta BCM$ và $\Delta CDN$ ta có:
    $BC=CD$ ($ABCD$ là hình vuông).
    $CM=CN$ (giả thiết).
    $\Rightarrow\Delta BCM=\Delta CDN$ (cạnh-góc-cạnh).
    $\Rightarrow\widehat{BMC}=\widehat{CND}$ (hai góc tương ứng).
    Mà $\widehat{BOI}=\widehat{BMC}\Rightarrow\widehat{BOI}=\widehat{CND}$
    $\Rightarrow\widehat{BOI}=\widehat{BND}$ ($BC\equiv NC$).
    Xét hai tam giác $\Delta BOI$ và $\Delta BND$ có:
    $\widehat{BOI}=\widehat{BND}$ (chứng minh trên).
    $\widehat{IBO}=\widehat{NBD}$ ($I\in BN,O\in BD$).
    $\Rightarrow\Delta BOI\backsim\Delta BND$ (góc-góc).

    cho-hinh-vuong-abcd-goi-k-la-diem-nam-giua-a-va-b-i-la-diem-nam-giua-b-va-c-sao-cho-bk-ci-duong

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới