Cho nửa đường tròn tâm O bán kính R, đường kính AB, H là trung điểm của OA. Qua H vẽ đường thẳng vuông góc với OA, đường thẳn

Cho nửa đường tròn tâm O bán kính R, đường kính AB, H là trung điểm của OA. Qua H vẽ đường thẳng vuông góc với OA, đường thẳng này cắt nửa đường tròn tâm O tại C. gọi E và F lần lượt là hình chiếu vuông góc của H trên AC và BC
a) CM tứ giác CEHF là hình chữ nhật
b) CM EF là tiếp tuyến của nửa đường tròn đường kính HB
c) Đường thẳng EF cắt nửa đường tròn tâm O tại M và N. CM CM=CN

1 bình luận về “Cho nửa đường tròn tâm O bán kính R, đường kính AB, H là trung điểm của OA. Qua H vẽ đường thẳng vuông góc với OA, đường thẳn”

  1. a)
    $\Delta ABC$ nội tiếp $\left( O \right)$, đường kính $AB$ nên $AC\bot BC$
    Tứ giác $CEHF$ có $\widehat{CEH}=\widehat{CFH}=\widehat{ECF}=90{}^\circ $
    Nên $CEHF$ là hình chữ nhật
    b)
    Gọi $I$ là trung điểm $HB$
    $\Rightarrow I$ là tâm của đường tròn đường kính $HB$
    $\Rightarrow IH=IF$
    Gọi $K$ là giao điểm hai đường chéo hình chữ nhật $CEHF$
    $\Rightarrow KH=KF$
    $\Rightarrow IK$ là đường trung trực của $HF$
    $\Rightarrow \widehat{KFI}=\widehat{KHI}=90{}^\circ $
    $\Rightarrow KF\bot FI$
    $\Rightarrow EF$ là tiếp tuyến của đường tròn đường kính $HB$
    c)
    $IF=IB\Rightarrow \widehat{IFB}=\widehat{ABC}$
    $OC=OB\Rightarrow \widehat{OCB}=\widehat{ABC}$
    $\Rightarrow \widehat{IFB}=\widehat{OCB}\Rightarrow FI//CO$
    Mà $FI\bot EF\left( cmt \right)$
    Nên $CO\bot EF$
    Ta có $OM=ON=R$
    Nên $\Delta OMN$ cân tại $O$
    Lại có $CO$ là đường cao
    Nên $CO$ cũng là đường trung trực
    Do đó $CM=CN$

    cho-nua-duong-tron-tam-o-ban-kinh-r-duong-kinh-ab-h-la-trung-diem-cua-oa-qua-h-ve-duong-thang-vu

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới