Cách dùng If

1. Những sự việc và tình huống không chắc chắn
Mệnh đề sau If thường để nói về một tình huống hay sự kiện nào đó mà người nói không chắc chắn có xảy ra hay không hoặc là có đúng hay không,…
Ví dụ:
Ask John if he’s staying tonight. (He may or may be not be staying).
(Hỏi John xem liệu cậu ấy có ở lại tối nay không?) (Cậu ấy có thể ở lại hoặc không ở lại.)
If I see Annie, I’ll give her your love. (I may or may not see Annie.).
Nếu tôi có gặp Annie, tôi sẽ gửi tình yêu của cậu đến cho cô ấy. (Tôi có thể hoặc không gặp Annie.)

2. Câu điều kiện:
Một mệnh đề if (if-clause) thường đề cập đến một điều kiện – một việc phải xảy ra trước, để việc khác có thể xảy ra.
Ví dụ:
If you get here before eight, we can catch the early train.
(Nếu cậu đến đây trước 8 giờ, bọn mình có thể bắt được chuyến tàu sớm.)
Oil floats if you pour it on water.
(Dầu nổi lên nếu cậu đổ nước vào.)
Các mệnh đề này được gọi là mệnh đề điều kiện (conditional clauses). Cụm động từ đi cùng với would/should đôi khi cũng được gọi là điều kiện.

3. Điều kiện loại 1, loại 2, loại 3 và các cấu trúc khác:
Một số sách ngữ pháp chỉ tập trung vào ba cấu trúc thông dụng với if, đó là Điều kiện loại 1, loại 2, loại 3.

– Điều kiện loại 1 (first conditional)
Cấu trúc: If + present (hiện tại) + will + infinitive (động từ nguyên thể).
Ví dụ: If we play tennis, I‘ll win. (Nếu chúng ta chơi tennis, tôi sẽ thắng.)

– Điều kiện loại 2 (second conditional)
Cấu trúc: If + past (quá khứ đơn) + would + infinitive (động từ nguyên thể). 
Ví dụ: If we played tennis, I would win. (Nếu chúng ta chơi tennis, tôi sẽ thắng.)

– Điều kiện loại 3 (third conditional)
Cấu trúc: If + past perfect (quá khứ hoàn thành) + would have + past participle (quá khứ phân từ). 
Ví dụ: If we had played tennis, I would have won. (Nếu chúng ta chơi tennis, tôi sẽ thắng.)

Đây đều là những cấu trúc hữu ích, tuy nhiên học sinh đôi khi laị nghĩ rằng đây là những trường hợp duy nhất đối với If và thường bối rối khi gặp những câu như If she didn’t call this morning, then she’s probably away (Nếu cô ấy không gọi sáng nay, vậy thì cô ấy có thể đã đi rồi). Vì vậy cần phải ghi nhớ rằng If không phải chỉ sử dụng trong những cấu trúc đặc biệt với will/would mà nó còn được sử dụng như các liên từ khác với các dạng của động từ.

4. Vị trí của mệnh đề if 
Một mệnh đề If (If-clause) có thể xuất hiện ở đầu hoặc cuối một câu. Khi một mệnh đề If xuất hiện ở đầu câu, nó thường được ngăn cách với câu sau bởi một dấu phẩy.
Hãy so sánh:
If you eat too much, you get fat. (Nếu bạn ăn nhiều, bạn sẽ tăng cân.)
You get fat if you eat to much. (Bạn sẽ tăng cân nếu bạn ăn nhiều.)

Bạn đang đọc: Cách dùng If

Source: https://tbdn.com.vn
Category: Tiếng Anh

Viết một bình luận