nêu về EITHER and NEITHER (ko phải công thức) đối với to be, động từ khiếm khuyết: @ đối với động từ thườn g ở hiện tại @ đố

nêu về EITHER and NEITHER (ko phải công thức)
đối với to be, động từ khiếm khuyết:
@ đối với động từ thườn g ở hiện tại
@ đối với động từ thường ở quá khứ

2 bình luận về “nêu về EITHER and NEITHER (ko phải công thức) đối với to be, động từ khiếm khuyết: @ đối với động từ thườn g ở hiện tại @ đố”

  1. 1/ đối với to be, động từ khiếm khuyết:
    a/ Neither + am  , is   ,are  , was  , were , will  , can …+ Chủ từ
    Ex She isn’t good (They) à Neither are they
    Ex She can’t swim (he) à Neither can he
    b/ Chủ từ + am not , is not  ,are not , was not , were not, will not , can not…,either
    Ex She isn’t good (They) à They are not either
    Ex She can’t swim (he) à He can’t either
    2/ @ đối với động từ thường ở hiện tại
    1. Neither do (we, you, they, I, chủ từ số nhiều).
        Neither does (he/ she/it/ chủ từ số ít)
    Ex: They don’t work hard ( I ) à Neither do I .
     They don’t work hard (She) à Neither does she
    1. ( we, you, they, I, chủ từ số nhiều) don’t either.
       ( he/ she/it/ chủ từ số ít) doesn’t  either
    Ex: They don’t work hard (You) à You don’t, either.
    They don’t work hard (She) à She doesn’t, either
    3/ @ đối với động từ thường ở quá khứ
    1. Neither did( we, you, they, I, chủ từ số nhiều,he ,she ,it/,chủ từ số ít)
    Ex: They didn’t work hard (I) à Neither did I. They didn’t work hard (She) à Neither did she
    1. (we, you, they, I, chủ từ số nhiều,he ,she ,it/,chủ từ số ít) didn’t, either
    Ex: They didn’t buy a hat.  (You) à You didn’t, either.
    They didn’t make a cake (She) àShe didn’t either

    Trả lời
  2. “either”   : với trợ động tự dạng phủ định (do not/does not/did not) ; đứng ở cuối của câu, sau trợ động từ ở dạng phủ định 
    “neither” : với động từ dạng khẳng định (do/does/did) ; đứng sau từ nối giữa 2 vế câu rồi đến trợ động từ và động từ chính.
    Động từ khiếm khuyết aka modal verb : động từ không chỉ hành động , giúp bổ nghĩa cho động từ chính như can – could; may – might; will – would; shall – should; ought to; must
     I. Thể khẳng định
    –  Động từ theo sau các động từ khiếm khuyết không thêm -s/-es ở thì hiện tại đơn. Theo sau chúng là một động từ nguyên mẫu không có “to”. (Bare infinitive)
     II. Thể phủ định: thêm ‘not’ vào giữa động từ khiếm khuyết và động từ chính. Riêng với Can thì từ not viết dính liền => cannot
     III. Thể nghi vấn: đảo ngược động từ khiếm khuyết lên trước chủ ngữ.
    – Viết tắt một số động từ khiếm khuyết:
    • Cannot → can’t
    • Must not → mustn’t
    • Shall not → shan’t
    • Will not → won’t
    • Should → shouldn’t
    • Ought not → oughtn’t
    Cách dùng :
     CAN
    – Can có nghĩa là “có thể”, diễn tả một khả năng trong hiện tại hoặc tương lai (ability).
    – Được dùng để diễn tả một sự cho phép (permission) và cannot được dùng để diễn tả một sự cấm đoán (prohibition)
    – Can thường được dùng để đưa ra lời đề nghị hoặc yêu cầu
    – Dùng để nói đến 1 thật chung chung, nhưng không phải lúc nào cũng đúng.
    – Khi dùng với động từ tri giác (verbs of perception) can cho ý nghĩa tương đương với thì Tiếp diễn (Continuous Tense)
    – Thể hiện sự dự đoán: can’t là dạng phủ định của must, dự đoán khả năng xảy ra cao. (Can’t have V3/-ed là dạng phủ định của must have V3/-ed)
    – Quá khứ của can là could, để nói về khả năng (ability) trong quá khứ.
    B. COULD
    – Could là thì quá khứ của can, nói về khả năng (ability).
    – Could được dùng để thể hiện điều gì đó trong hiện tại và tương lai (không chắc chắn
    – Could còn được dùng trong câu điều kiện loại 2, câu tường thuật.
    – Could mang tính lịch sự hơn can trong câu đề nghị, xin phép
    – Could có thể dùng để nói về 1 sự việc diễn ra trong quá khứ với các động từ chỉ giác quan (see, hear, smell, taste, touch…) và các động từ chỉ trí óc (believe, remember, forget, understand, think…) 
    – Cụm How could + đại từ nhân xưng tân ngữ được dùng để thể hiện sự không đồng tình, không thích việc mà người khác làm.
    COULD và BE ABLE TO: 
    – Nếu hành động diễn tả một khả năng, một kiến thức, could được dùng thường hơn be able to.
    – Nếu câu nói mang hàm ý là một sự cố gắng, xoay xở để đạt được điều gì đó hoặc 1 thành công nào đó trong quá khứ (succeeded in doing) thì chỉ nên dùng be able to
     WILL
    – Dùng trong thì tương lai (Future tense)
    – Sự tình nguyện (Willingness)
    – Yêu cầu (Requests and offers)
    – Sự chắc chắn, dự đoán (Likelihood – Certainty)
    – Ra lệnh (Commands)
     Will và be going to: diễn tả quyết định, dự định hoặc kế hoạch. Ta dùng will khi đưa ra quyết định, dự định ngay tức thời, be going to được dùng khi ta đã có kế hoạch cụ thể
    – Lời hứa, lời mời
    – Dự đoán
    – Dùng trong câu điều kiện loại 1
    WOULD
    Dùng để diễn tả thì Tương lai trong quá khứ (future in the past) hay trong các loại câu điều kiện (Loại 2 và 3), đôi khi thay thế cho will để tạo ra câu trang trọng và lịch sự hơn. Would cũng được sử dụng để thể hiện yêu cầu hoặc xin lời khuyên ý kiến 1 cách lịch sự.
    – Thì tương lai trong quá khứ (Future in the past)
    – Sự chắc chắn, dự đoán trong quá khứ (Likelihood – Certainty)
    – Yêu cầu lịch sự (Polite Request)
    – Thể hiện sự mong muốn (Desires) (đi kèm với động từ like hoặc care)
    – Dùng kèm với that để đưa ra tình huống giả định hoặc hy vọng điều gì đó đúng
    – Đưa ra/hỏi ý kiến 1 cách lịch sự (Polite opinions) (sử dụng với động từ think hoặc expect)
    –  Hỏi lý do vì sao (Asking reason why)
    – Nếu dùng I hoặc we là chủ ngữ thì câu hỏi thường được sử dụng như 1 cách hùng biện, rằng câu lời buộc tội hoặc câu nói đó là sai, vô căn cứ
    – Dùng trong cấu trúc S (ngôi thứ 2,3) + would be wise/smart to do something để đưa ra lời khuyên 1 cách lịch sự
    MUST
    – Must có nghĩa là “phải”, dùng để diễn tả một mệnh lệnh hay một sự bắt buộc (Necessity)
    – Thể hiện sự chắc chắn, dự đoán (Likelihood and Certainty)
    – Nhấn mạnh sự đề nghị (rằng ai đó nên làm điều gì đó) (Suggestion)
    – Được thêm vào như 1 sự mở đầu cho câu hoặc nhấn mạnh ý (Rhetorical device)
    – Must not: diễn tả một lệnh cấm.
    – Khi muốn diễn tả thể phủ định của must với ý nghĩa “không cần thiết” người ta sử dụng needn’t.

    HAVE TO

    – Have to thường được nhóm chung với trợ động từ khiếm khuyết nhưng thực tế không phải. Động từ chính của cấu trúc này là “have”.
    – Have to được dùng để thể hiện các nhiệm vụ không phải của cá nhân chủ thể. Chủ thể của hành động bị bắt buộc phải tuân theo bởi 1 lực lượng khác bên ngoài (các quy tắc, luật lệ).
    – Thể nghi vấn và phủ định của cụm từ này phải mượn trợ động từ do.
    MUST vs HAVE TO
     Cả 2 đều có thể dùng để diễn tả sự cưỡng ép, bắt buộc (compulsion). Tuy nhiên must mang ý nghĩa sự cưỡng bách đến từ người nói (subjectiveness) và sự cưỡng bách này không phải do quy định hay theo luật còn have to mang ý nghĩa sự cưỡng ép đến từ người khác và have to diễn tả các nghĩa vụ, sự bắt buộc theo luật hoặc các quy định sẵn có mà người nói không thể thay đổi được.
     MAY
    – Diễn tả sự xin phép (Permission)
    – Đề nghị 1 cách lịch sự (Polite offer)
    – Diễn tả 1 sự việc có khả năng xảy ra trong tương lai (Possibility): khả năng này không chắc chắn
    – Được thêm vào như 1 sự mở đầu cho câu hoặc nhấn mạnh ý (Rhetorical device)
    – Dùng trong câu cảm thán, hay để diễn tả một lời cầu chúc.
     
     MIGHT
    – Diễn tả 1 sự việc có khả năng xảy ra trong tương lai (Possibility), nhưng khả năng này ít xảy ra hơn so với may.
    – Diễn tả sự xin phép 1 cách lịch sự
    – Đưa ra đề nghị: để gợi ý về 1 hành động thay vì khẳng định chính xác những gì phải làm
    – Nhấn mạnh sự tức giận
    – Giới thiệu các thông tin khác nhau: might được dùng để đưa ra các thông tin trái ngược hoặc khác nhau trong câu. Điều này giúp nhấn mạnh các kết quả, kịch bản, hành động khác nhau
    – Được thêm vào như 1 sự mở đầu cho câu hoặc nhấn mạnh ý
     SHALL
    – Dùng trong thì Tương lai (Simple Future) ở ngôi thứ nhất.
    – Diễn tả một lời đề nghị, lời mời, một lời khuyên
    – Dùng trong câu điều kiện loại 1
    – Dùng để diễn tả câu ra lệnh, châm ngôn, và tuyên bố về nghĩa vụ
    WILL vs SHALL
    – Will được dùng cho tất cả các ngôi, còn Shall chỉ được dùng cho ngôi thứ nhất (I và we).
    – Will được dùng nhiều hơn shall nhưng shall lại trang trọng hơn will.
    – Shall thường được dùng khi nói về các quy tắc và luật lệ. Trong trường hợp này, người ta thường dùng động từ khiếm khuyết shall với chủ từ ngôi 3.
     SHOULD
    – Đưa ra lời khuyên hay ý kiến.
    – Diễn tả trách nhiệm và nhiệm vụ 1 cách lịch sự
    – Diễn tả lời khuyên và đề xuất
    – Diễn tả sự mong đợi: được dùng trong câu khẳng định và thường sau “be”
    – Động từ khiếm khuyết should dùng trong câu điều kiện loại 1.
    – Diễn tả một sự việc không hợp lý hoặc không theo ý muốn của người nói.
    -Dự đoán về một chuyên gì đó có khả năng sẽ xảy ra.
    xin ctlhn 5* tim

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới