mik câng gấp trong tối nay r mong mn giúp Câu 1: cho tam giác ABC cân tại A (AB>BC). Từ A kẻ đường thẳng vuông góc với BC tạ

mik câng gấp trong tối nay r mong mn giúp
Câu 1: cho tam giác ABC cân tại A (AB>BC). Từ A kẻ đường thẳng vuông góc với BC tại M.
a) Chứng minh tam giác AMB=tam giác AMC
b) Gọi I là trung điểm của AB. Qua A kẻ đường thẳng song song với BCC, cắt MI tại D. CHứng minh AD=MC
Câu 2: cho tam giác ABC vuông tại A. BD phân giác của góc B. Qua D vẽ đường thẳng DE vông góc với BC. BD cắt AE tại H
a) chứng minh BA=BE
b) Chứng minh H là trung điểm của AE
Câu 3: cho tam giác ABC cân tại A . AH là tia phân giác của góc A
a) chứng minh tam giác AHB=tam giác AHC
b) Gọi I là trung điểm của HC. Qua I vẽ đừng thẳng vuông góc của HC, cắt AC tại D. Chứng minh tam giác DHC cân tại D

1 bình luận về “mik câng gấp trong tối nay r mong mn giúp Câu 1: cho tam giác ABC cân tại A (AB>BC). Từ A kẻ đường thẳng vuông góc với BC tạ”

  1. Giải đáp:
     
    Lời giải và giải thích chi tiết:
    Câu 1:
    a) Ta có: AM⊥BC
    ⇒∠AMB=∠AMC=$90^o$ (kề bù)
    Xét tam giác vuông AMB và tam giác vuông AMC, ta có:
    · AB=AC (ΔABC cân tại A)
    ·∠ABC=∠ACB (ΔABC cân tại A)
    ⇒ΔAMB=ΔAMC (cạnh huyền-góc nhọn)
    b) Ta có: DA//BC
    ⇒∠DAB=∠ABM (so le trong)
    Xét ΔAID và ΔBIM, ta có:
    · AI=IB (I là trung điểm AB)
    · ∠DIA=∠MIB (đối đỉnh)
    · ∠DAB=∠ABM (cmt)
    ⇒ΔAID=ΔBIM (g.c.g)
    ⇒AD=BM
    Ta có: ΔAMB=ΔAMC (câu a)
    Mà BM=MC (hai cạnh tương ứng)
    ⇒AD=MC
    Câu 2: 
    a) Ta có: DE⊥BC
    ⇒∠BED=∠CED=$90^o$ (kề bù)
    Xét tam giác vuông ABD và tam giác vuông EBD, ta có:
    · ∠ABD=∠EBD (BD là tia phân giác ∠B)
    · BD cạnh chung
    ⇒ΔABD=ΔEBD (cạnh huyền-góc nhọn)
    ⇒BA=BE (hai cạnh tương ứng)
    b) Xét ΔABH và ΔEBH, ta có:
    · BH cạnh chung
    · ∠ABH=∠EBH (Bd là tia phân giác ∠B)
    · BA=BE (cmt)
    ⇒ΔABH=ΔEBH (c.g.c)
    ⇒AH=EH (hai cạnh tương ứng)
    ⇒H là trung điểm AE
    Câu 3:
    a) Xét ΔAHB và ΔAHC, ta có:
    · AH cạnh chung
    · AB=AC (ΔABC cân tại A)
    · ∠BAH=∠CAH (AH là tia phân giác ∠A)
    ⇒ΔAHB=ΔAHC (c.g.c)
    b) Xét ΔDHC, ta có:
    · I là trung điểm HC
    · DI⊥HC
    ⇒DI là đường trung trực của đoạn thẳng HC
    ⇒DH=DC (tính chất đường trung trực của đoạn thẳng)
    ⇒ΔDHC cân tại D

    Trả lời

Viết một bình luận