1. Ba lớp 7A 7B 7C đi lao động trồng cây biết rằng số cây của 7A 7B 7C lần lượt tỉ lệ với các số 5;4;3 và lớp 7A trồng nhi

1. Ba lớp 7A 7B 7C đi lao động trồng cây biết rằng số cây của 7A 7B 7C lần lượt tỉ lệ với các số 5;4;3 và lớp 7A trồng nhiều hơn lớp 7C là 18 cây. Tính số cây trồng của mỗi lớp

2. Tìm số học sinh của mỗi lớp 7A 7B biết rằng số học sinh lớp 7A nhiều hơn số học sinh lớp 7b là 3 em. Tỉ số học sinh của hai lớp bằng 12/11

2 bình luận về “1. Ba lớp 7A 7B 7C đi lao động trồng cây biết rằng số cây của 7A 7B 7C lần lượt tỉ lệ với các số 5;4;3 và lớp 7A trồng nhi”

  1. Thazi
    1, Giả sử số cây trồng của lớp 7A, 7B và 7C lần lượt là 5x, 4x và 3x.
    Theo đề bài, ta có:
    • Số cây trồng của lớp 7A nhiều hơn lớp 7C là 18 cây, nghĩa là: 5x – 3x = 18
    • Tỷ lệ số cây trồng giữa 3 lớp là: 5 : 4 : 3
    Từ phương trình trên, ta tính được x = 9.
    Số cây trồng của lớp 7A là: 5x = 5 × 9 = 45 cây.
    Số cây trồng của lớp 7B là: 4x = 4 × 9 = 36 cây.
    Số cây trồng của lớp 7C là: 3x = 3 × 9 = 27 cây.
    Vậy, số cây trồng của các lớp là: 45 cây (lớp 7A), 36 cây (lớp 7B) và 27 cây (lớp 7C).
    2.
    Giả sử số học sinh lớp 7A là a và số học sinh lớp 7B là b.
    Theo đề bài, ta có:
    • Số học sinh lớp 7A nhiều hơn số học sinh lớp 7B là 3 em, nghĩa là: a = b + 3
    • Tỉ số số học sinh của hai lớp là 12/11, tức là: a/b = 12/11
    Từ phương trình đầu tiên, ta thay a = b + 3 vào phương trình thứ hai, ta được:
    (b + 3)/b = 12/11
    Đây là một phương trình bậc nhất với ẩn số b. Giải phương trình ta được:
    b = 33
    Thay b = 33 vào phương trình a = b + 3, ta được:
    a = 36
    Vậy, số học sinh của lớp 7A là 36 và số học sinh của lớp 7B là 33.

    Trả lời
  2. @ Bạn tham khảo:
    ** Câu 1:
    Gọi số cây trồng của 3 lớp 7A,7B,7C trồng được lần lượt là x,y,z
                  (0<x,y,z) ( cây )
    – Vì số cây của 3 lớp 7A,7B,7C lần lượt tỉ lệ với các số 5;4;3 nên: x:y:z = 5:4:3 
    => x/5 = y/4 = z/3
    – Vì lớp 7A trồng nhiều hơn lớp 7C là 18 cây nên: x-z = 18
    Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau, ta có:
    x/5 = y/4 = z/3 = (x-z)/(5-3) = (x-z)/2 = 18/2 = 9
    Từ x/5 = 9 => x = 9 . 5 = 45
    y/4 = 9 => y= 9.4= 36
    z/3 = 9 => z = 9.3 = 27
    Vậy số cây trồng của 3 lớp 7A,7B,7C trồng được lần lượt là: 45 cây; 36 cây; 27 cây
    ** Câu 2:
    Gọi số học sinh của hai lớp 7A,7B lần lượt là: x,y
                (0<x,y) ( học sinh )
    – Vì số học sinh lớp 7A nhiều hơn số học sinh lớp 7B là 3 em nên:  x-y = 3
    – Vì tỉ số học sinh của hai lớp bằng 12/11 nên: x:y=12:11
    => x/12 = y/11
    Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau, ta có:
    x/12 = y/11 =(x-y)/(12-11) = (x-y)/1 = 3/1 = 3
    Từ x/12 = 3 => x = 3.12 = 36
    y/11 = 3 => y = 3.11= 33
    Vậy số học sinh của hai lớp 7A,7B lần lượt là: 36 học sinh; 33 học sinh
    $#ttrw$

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới