Bài 1: Cho ΔABC vuông tại A, M là trung điểm BC, D là trung điểm AB, E là điểm đối xứng của M qua D. a. C/m E đối xứng với M

Bài 1:
Cho ΔABC vuông tại A, M là trung điểm BC, D là trung điểm AB, E là điểm đối xứng của M qua D.
a. C/m E đối xứng với M qua AB.
b. Tứ giác AEMC và AEBM là hình gì? Vì sao?
c. Cho AB=4 cm, tính chu vi tứ giác ARBM.
d. ΔABC cần có them điều kiện gì d963 tứ giác AEBM là hình vuông?

1 bình luận về “Bài 1: Cho ΔABC vuông tại A, M là trung điểm BC, D là trung điểm AB, E là điểm đối xứng của M qua D. a. C/m E đối xứng với M”

  1. a)
    Xét $\Delta ABC$, ta có:
    $M$ là trung điểm của $BC\left( gt \right)$
    $D$ là trung điểm của $AB\left( gt \right)$
    Nên $MD$ là đường trung bình của $\Delta ABC$
    Do đó $MD//AC$
    Mà $AC\bot AB\left( gt \right)$
    $\Rightarrow MD\bot AB$
    $\Rightarrow ME\bot AB$ tại trung điểm của $AB$
    Vậy $E$ đối xứng với $M$ qua $AB$
    b)
    Xét tứ giác $AEBM$, ta có:
    $D$ là trung điểm của $AB\left( gt \right)$
    $D$ là trung điểm của $EM\left( gt \right)$
    Nên $AEBM$ là hình bình hành
    Lại có $ME\bot AB$
    Do đó $AEBM$ là hình thoi
    $\Rightarrow AE=BM$ và $AE//BM$
    $\Rightarrow AE=CM$ và $AE//CM$
    $\Rightarrow AEMC$ là hình bình hành
    c)
    Chưa đủ dữ kiện để tính chu vi
    d)
    Ta có $AEBM$ là hình thoi
    Nên để $AEBM$ là hình vuông
    Thì $\widehat{AMB}=90{}^\circ $
    $\Rightarrow AM\bot BC$
    $\Rightarrow AM$ là đường cao của $\Delta ABC$
    Mà $AM$ là đường trung tuyến của $\Delta ABC$
    Do đó $\Delta ABC$ vuông cân tại $A$
    Vậy $\Delta ABC$ cần vuông cân tại $A$ thì $AEBM$ là hình vuông

    bai-1-cho-abc-vuong-tai-a-m-la-trung-diem-bc-d-la-trung-diem-ab-e-la-diem-doi-ung-cua-m-qua-d-a

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới