cho tam giác ABC ( AB < AC ) có AH là đường cao . Gọi M, N , P lần lượt là trung điểm của AB , AC , BC a/ chứng minh BMNP

cho tam giác ABC ( AB < AC ) có AH là đường cao . Gọi M, N , P lần lượt là trung điểm của AB , AC , BC
a/ chứng minh BMNP là hình bình hành
b/ gọi K là điểm đối xứng của H qua M , chứng minh AKBH là hình chữ nhật
c/ chứng minh MNPH là hình thang cân
d / gọi O là điểm đối xứng của H qua AB , Chứng minh OK vuông góc OH

1 bình luận về “cho tam giác ABC ( AB < AC ) có AH là đường cao . Gọi M, N , P lần lượt là trung điểm của AB , AC , BC a/ chứng minh BMNP”

  1. Lời giải và giải thích chi tiết:
    a) Xét ΔABC có:
    M, N lần lượt là trung điểm của AB, AC
    => MN là đường trung bình
    => $MN//BC$; MN=1/2 BC
    P là trung điểm của BC => P∈BC; BP=PC=1/2 BC
    => $MN//BP; MN=BP$
    => BMNP là hình bình hành
    b) K đối xứng với H qua M => M là trung điểm của HK
    mà M là trung điểm của AB
    => AKBH là hình bình hành
    lại có: \hat{AHB}=90^0 (AH là đường cao của ΔABC)
    =>  AKBH là hình chữ nhật
    c) $MN//BC$ => $MN//HP$
    => NMPH là hình thang
    Xét ΔABC có:
    M, P lần lượt là trung điểm của AB, BC
    => MP là đường trung bình
    => MP=1/2 AC  (1)
    AH là đường cao của ΔABC
    => AH⊥BC => ΔAHC vuông tại H
    lại có HN là đường trung tuyến ứng với cạnh huyền AC
    => HN=1/2 AC  (2)
    Từ (1) (2) => MP=HN
    Hình thang MNPH có: MP=HN
    => NMPH là hình thang cân
    d) O đối xứng với H qua AB
    => AB là đường trung trực của OH
    mà M∈AB => OM=MH
    M là trung điểm của HK => MH=MK=1/2 HK
    => OM=1/2 HK
    Xét ΔOHK có:
    OM là đường trung tuyến ứng với cạnh HK; OM=1/2 HK
    => ΔOHK vuông tại O
    => OK⊥OH

    cho-tam-giac-abc-ab-lt-ac-co-ah-la-duong-cao-goi-m-n-p-lan-luot-la-trung-diem-cua-ab-ac-bc-a-chu

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới