cho tam giác ABC vuông tại A. Gọi M,N,P lần lượt là trung điểm của AB,AC,BC. vẽ Q đối xứng với P qua N, R đối xứng với P qua

cho tam giác ABC vuông tại A. Gọi M,N,P lần lượt là trung điểm của AB,AC,BC. vẽ Q đối xứng với P qua N, R đối xứng với P qua M.
a/ C/m tứ giác MNCP là HBH.
b/ C/m tứ giác AMPN là HCN.
c/ C/m điểm A là trung điểm của đoạn thẳng RQ.

1 bình luận về “cho tam giác ABC vuông tại A. Gọi M,N,P lần lượt là trung điểm của AB,AC,BC. vẽ Q đối xứng với P qua N, R đối xứng với P qua”

  1. Giải đáp+Lời giải và giải thích chi tiết:
    $a) \Delta ABC, M,N$ lần lượt là trung điểm của $AB,AC$
    $\Rightarrow MN$ là đường trung bình $\Delta ABC$
    $\Rightarrow MN=\dfrac{1}{2}BC=PC ($do $P $ là trung điểm $BC)$
    $MN//BC \Rightarrow MN // PC$ (do $P \in BC)$
    $\Rightarrow MNCP$ là hình bình hành (hai cạnh đối song song và bằng nhau)
    $b)$ Chứng minh tương tự câu $a$, ta có tứ giác $AMPN$ là hình bình hành
    Lại có $\widehat{MAN}=90^\circ$
    $\Rightarrow$ Tứ giác $AMPN$ là hình chữ nhật
    $c) R$ đối xứng với $P$ qua $M$
    $\Rightarrow M$ là trung điểm $RP$
    Tứ giác APBR có hai đường chéo $AB, RP$ cắt nhau tại trung điểm $M$ của mỗi đường 
    $\Rightarrow$ Tứ giác $APBR$ là hình bình hành
    $\Rightarrow AR//BP, AR=BP\Rightarrow AR//BC, AR=BP (1)$
    Chứng minh tương tự ta có
    $AQ//PC, AQ=PC\Rightarrow AQ//BC, AQ=PC (2)$
    $BP=PC$ (do $P$ là trung điểm $BC) (3)$
    Từ $(1)(2)(3) \Rightarrow A, R, Q$ thẳng hàng, $AR=AQ$
    $\Rightarrow A$ là trung điểm của đoạn thẳng $RQ.$

    cho-tam-giac-abc-vuong-tai-a-goi-m-n-p-lan-luot-la-trung-diem-cua-ab-ac-bc-ve-q-doi-ung-voi-p-qu

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới