Bài 8: Cho hàm số y = (m 2)x +m + 2 A, xác định m để hàm số đã cho là hàm số bậc nhất B, Tìm các giá trị của m để đồ thị

Bài 8: Cho hàm số y = (m 2)x +m + 2
A, xác định m để hàm số đã cho là hàm số bậc nhất
B, Tìm các giá trị của m để đồ thị của hàm số cắt trục hoành tại điểm có hoành độ bằng -2
C, Chứng minh với mọi giá trị của m , đồ thị của hàm số đã cho luôn đi qua điểm A(-1;4)
Mng giúp em ạ em cần lời giải chi tiết

2 bình luận về “Bài 8: Cho hàm số y = (m 2)x +m + 2 A, xác định m để hàm số đã cho là hàm số bậc nhất B, Tìm các giá trị của m để đồ thị”

  1. Giải đáp:
     
    Lời giải và giải thích chi tiết:
    a, Hs là hàm bậc nhất <=> m -2 \ne0
    <=> m\ne2
    b, Đths cắt trục hoành tại điểm có hoành độ bằng -2
      =>x =-2;y=0
    Thay x=-2;y=0 vào hs ta đc:
     (m -2).(-2) + m +2 =0
    <=> -2m + 4 +m+2=0
    <=> -m = -6
    <=>m=6 ™
    Vậy m=6 là giá trị cần tìm
    c, Gọi điểm A(x_0;y_0) là điểm cố định mà đồ thị luôn đi qua với mọi m
    Ta có: (m-2).x_0 + m + 2 = y_0
    <=> mx_0 – 2x_0 + m +2=y_0
    <=> m(x_0 + 1) = y_0 – 2 + 2x_0
    <=> $\begin{cases} x_0+1=0\\y_0-2+2x_0=0 \end{cases}$
    <=> $\begin{cases} x_0 = -1\\y_0 = 4 \end{cases}$
    => Điểm A(-1;4) là điểm cố định mà đồ thị luôn đi qua với mọi m
    Vậy đths luôn đi qua điểm A(-1;4) với mọi giá trị của m

    Trả lời
  2. Bài 8:
    y=(m-2)x+m+2            (1)
    a) Để hàm số (1) là hàm số bậc nhất thì :
    m-2ne0
    <=>mne2
    b) Vì đồ thị của hàm số (1) cắt trục hoành tại điểm có hoành độ bằng -2 nên thay x=-2 và y=0 vào hàm số (1)
    =>(m-2).(-2)+m+2=0
    <=>-2m+4+m+2=0
    <=>-m+6=0
    <=>m=6
    c) Để đồ thị của hàm số đã cho đi qua điểm A(-1;4) thì thay x=-1 và y=4 vào (1)
    =>(m-2).(-1)+m+2=4
    <=>2-m+m+2=4
    <=>(-m+m)+(2+2)=4
    <=>4=4 (luôn đúng)
    Vậy với mọi gía trị của M đồ thị luôn đi qua A(-1;4)

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới