Cho đoạn văn: Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom. Đất rắn. Những hòn sỏi theo tay tôi bay ra hai bên. Thỉnh thoảng lưỡi x

Cho đoạn văn:
Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom. Đất rắn. Những hòn sỏi theo tay tôi bay ra hai bên. Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người, cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành. Hoặc là nóng từ bên trong quả bom. Hoặc là mặt trời nung nóng.
(Ngữ văn 9- NXB Giáo dục Việt Nam, 2017)
Câu 1 (0.5 điểm):  Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Do ai sáng tác? Nêu hoàn cảnh ra đời của văn bản?
Câu 2 (1.0 điểm): Nhân vật tôi trong đoạn văn là ai? Qua đoạn văn, nhân vật đã bộc lộ tâm trạng và phẩm chất gì?
Câu 3 (1.0 điểm): Nhận xét về cách đặt câu và tác dụng của cách đặt câu ấy?
Câu 4(0.5 điểm):Chỉ ra một phép liên kết hình thức trong đoạn văn: Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom. Đất rắn. Những hòn sỏi theo tay tôi bay ra hai bên. Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom.

2 bình luận về “Cho đoạn văn: Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom. Đất rắn. Những hòn sỏi theo tay tôi bay ra hai bên. Thỉnh thoảng lưỡi x”

  1. $C1:$
    $-$ Đoạn văn trên trích trích từ văn bản “Những ngôi sao xa xôi” của tác giả Lê Minh Khuê, $1971$ $-$ kháng chiến chống Mỹ diễn ra ác liệt.
    $C2:$
    $-$ Nhân vật tôi : Phương Định .
    $-$ Tâm trạng : Lo lắng và sợ hãi khi nghe tiếng bom .
    $-$ Phẩm chất : Dũng cảm , không màng đến nguy hiểm .
    $C3:$
    $-$ Nhận xét : Sử dụng câu văn ngắn có tác dụng nhấn mạnh sự đáng sợ của chiến tranh .
    $C4:$
    $⇒$ Phép liên kết :” Xẻng, quả bom, bay ra, rắn, lưỡi xẻng”.

    Trả lời
  2. Câu 1: Những ngôi sao xa xô, Lê Minh Khuê, 1971 – kháng chiến chống Mỹ diễn ra ác liệt.
    Câu 2: Phương Định
    Phẩm chất dũng cảm, gan dạ, tinh thần trách nhiệm với công việc. 
    Tâm trạng: căng thẳng, lo lắng sợ hãi.
    Câu 3: Sử dụng câu văn ngắn. 
    Tác dụng: tạo nhịp điệu dồn dập, khắc họa không khí chiến tranh căng thẳng, cho thấy sự gay go của cuộc chiến.
    Câu 4: Phép liên tưởng: xẻng, quả bom, bay ra, rắn, lưỡi xẻng, chạm 

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới