ĐỀ 3 Đọc bài thơ sau: LÁ ĐỎ Gặp em trên cao lộng gió

ĐỀ 3
Đọc bài thơ sau:
LÁ ĐỎ
Gặp em trên cao lộng gió
Rừng lạ ào ào lá đỏ
Em đứng bên đường như quê hương
Vai áo bạc quàng súng trường.
Đoàn quân vẫn đi vội vã
Bụi Trường Sơn nhòa trời lửa.
Chào em, em gái tiền phương
Hẹn gặp nhé giữa Sài Gòn.
Em vẫy cười đôi mắt trong.
(Trích từ Tuyển tập thơ Việt Nam giai đoạn chống Mĩ cứu nước, Nguyễn Đình Thi, NXB Hội nhà văn, 1999)
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào? 
A. Năm chữ
B. Bảy chữ
C. Tám chữ
D. Tự do
Câu 2. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ:
Tự sự
Miêu tả
Biểu cảm
Thuyết minh
Câu 3. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ:
 Em đứng bên đường như quê hương
A. Nhân hóa
B. So sánh
C. Hoán dụ
D. Ẩn dụ
Câu 4. Hình ảnh nào không xuất hiện trong bài thơ?
Vai áo bạc quàng súng trường
Em gái tiền phương
Đôi mắt trong
Người lính Trường Sơn
Câu 5. Cảm xúc của tác giả qua văn bản là
A. niềm vui, tự hào và hy vọng vào tương lai của người lính Trường Sơn.
B. niềm vui, lạc quan, tin tưởng, tự hào và hy vọng vào ngày mai chiến thắng.
C. niềm vui sướng, hạnh phúc khi gặp lại người em gái tiền phương.
D. niềm tin tất thắng vào cuộc kháng chiến.
Câu 6. Các hình ảnh miêu tả thiên nhiên: đỉnh Trường Sơn lộng gió, rừng ào ào lá đỏ khắc họa khung cảnh Trường Sơn như thế nào?
A. Khoáng đạt, hùng vĩ
B. Thơ mộng, trữ tình
C. Khắc nghiệt, dữ dội
D. Tráng lệ, kì vĩ
Câu 7. Theo bài thơ, hai câu thơ sau gợi điều gì?
Chào em, em gái tiền phương
Hẹn gặp nhé giữa Sài Gòn
A. Niềm tin và hi vọng vào ngày chiến thắng của người lính Trường Sơn
B. Lời chào và lời ước hẹn của cô gái tiền phương và người lính Trường Sơn
C. Lời chào và lời ước hẹn của người lính Trường Sơn với cô gái tiền phương
D. Lời hẹn ước giữa hai nhân vật trữ tình
Trả lời câu hỏi/ thực hiện yêu cầu:
Câu 8. Trình bày ngắn gọn nội dung của bài thơ.
Câu 9. Anh/ chị hiểu như thế nào về hai câu thơ sau:
Em đứng bên đường như quê hương
Vai áo bạc quàng súng trường.
Câu 10. Anh/chị suy nghĩ gì về sự góp mặt của những người phụ nữ trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc?

1 bình luận về “ĐỀ 3 Đọc bài thơ sau: LÁ ĐỎ Gặp em trên cao lộng gió”

  1. Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào? 
    D. Tự do
    Câu 2. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ:
    Biểu cảm
    Câu 3. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ: 
                                  Em đứng bên đường như quê hương
          B. So sánh
    Câu 4. Hình ảnh nào không xuất hiện trong bài thơ?
    Người lính Trường Sơn 
    Câu 5. Cảm xúc của tác giả qua văn bản là
    C. niềm vui sướng, hạnh phúc khi gặp lại người em gái tiền phương.
    Câu 6. Các hình ảnh miêu tả thiên nhiên: đỉnh Trường Sơn lộng gió, rừng ào ào lá đỏ khắc họa khung cảnh Trường Sơn như thế nào?
    A. Khoáng đạt, hùng vĩ
    Câu 7. Theo bài thơ, hai câu thơ sau gợi điều gì?
    Chào em, em gái tiền phương
    Hẹn gặp nhé giữa Sài Gòn
    C. Lời chào và lời ước hẹn của người lính Trường Sơn với cô gái tiền phương
    Trả lời câu hỏi/ thực hiện yêu cầu:
    Câu 8. Khung cảnh cuộc hành quân hào hùng, thần tốc,  vẻ đẹp của thiên nhiên rừng Trường Sơn; vẻ đẹp của người con gái trẻ trung, tươi tắn; niềm tin tất thắng vào cuộc kháng chiến.
    Câu 9. Anh/ chị hiểu như thế nào về hai câu thơ sau: 
                       Em đứng bên đường như quê hương
                         Vai áo bạc quàng súng trường.
    Vẻ đẹp của cô gái tiền phương gợi cho người lính sự thân thuộc, gần gũi.
    Câu 10. Anh/chị suy nghĩ gì về sự góp mặt của những người phụ nữ trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc?
    -> Vai trò vô cùng quan trọng, động viên, thúc đẩy tinh thần kháng chiến của người lính.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới