Đọc đoạn trích: Ông Trần Đăng Khoa – một doanh nhân trẻ đang trao quyền cho giới trẻ cảm hứng và cách ứng xử trong cuộc sốn

Đọc đoạn trích:
Ông Trần Đăng Khoa – một doanh nhân trẻ đang trao quyền cho giới trẻ cảm hứng và cách ứng xử trong cuộc sống – chia sẻ những câu chuyện xung quanh sách dạy thành công( Dạy con làm giàu, Sức mạnh của tư duy tích cực, Đắc nhân tâm, Đọc vị bất kỳ ai,….).
(1) Phóng viên: có những bài giảng thiết thực về sự nỗ lực, bí quyết thành công, làm chủ cuộc đời, ông có thể chi sẻ với người trẻ rằng họ cần trang bị những gì để đạt được thành công?
Trần Đăng Khoa: đối với cá nhân tôi bí quyết thành công quan trọng nhất gói gọn trong một từ “cầu thị”, hay nói một cách nhẹ nhành hơn là “khiêm tốn”.
Khiêm tốn không phải là nghĩ mình dốt, mình kém mà khiêm tốn là luôn nghĩ mình chưa biết nhiều, chưa hiểu đủ, để từ đó nỗ lực trau dồi thêm.
Khiêm tốn không phải là không dám nói về mình, mà khiêm tốn là dám nói về những gì mình đã làm được và những gì mình chưa làm được.
Khiêm tốn không phải là nhận mình không biết mà khiêm tốn là cố gắng biết rõ những gì mình đã biết và hiểu mình không biết những gì mình không biết.
(2) Phóng viên: Quan niệm, cách nghĩ của ông về hai chữ “thành công” là gì? Bây giờ ông tự đánh giá mình đã đạt được điều đó chưa?
Trần Đăng Khoa: Người nhiều tiền định nghĩa thành công bằng tiền. Người nhiều quyền định nghĩa thành công bằng quyền. Người nhiều kiến thức định nghĩa thành công bằng kiến thức. Người nhiều yêu thương định nghĩa thành công bằng yêu thương. Không ai đúng, ai sai, một lần nữa chỉ là lựa chọn của mỗi người.
Khi còn hai mươi tôi rất quan trọng hai chữ “thành công” nhưng giờ thì đã khác. Người khác nghĩ tôi thành công. Tốt. Người khác nghĩ tôi chẳng làm được gì. Cũng tốt. Đơn giản là tôi chẳng quan tâm. Điều quan trọng đối với tôi là mình đang nỗ lực để sống sao cho đến cuối cuộc đời này, tôi biết mình không chỉ sống bao lâu mà còn đã sống bao sâu.
(Trích Chúng ta sống bao lâu hay sống bao sâu?, Yến Trinh,
báo tuổi trẻ)
Thực hiện các câu hỏi sau:
Câu 2: Chỉ ra và nêu hiệu quả biểu đạt của biện pháp tu từ nổi bật trong phần (2).

1 bình luận về “Đọc đoạn trích: Ông Trần Đăng Khoa – một doanh nhân trẻ đang trao quyền cho giới trẻ cảm hứng và cách ứng xử trong cuộc sốn”

  1. Giải đáp:
    Câu 1: Theo Trần Đăng Khoa, bí quyết thành công quan trọng nhất – “khiêm tốn” là :
     +luôn nghĩ mình chưa biết nhiều, chưa hiểu đủ, để từ đó nỗ lực trau dồi thêm.
      +dám nói về những gì mình đã làm được và những gì mình chưa làm được.
    +cố gắng biết rõ những gì mình đã biết và hiểu mình không biết những gì mình không biết.
     
    Câu 2: Biện pháp tu từ nổi bật trong phần (2).
    -Điệp cấu trúc: “Người nhiều…định nghĩa thành công bằng”
    -Hiệu quả: tạo sự mới mẻ, tăng tiến, liền mạch. Nhấn mạnh cách định nghĩa thành công của mỗi người.
     
    Câu 3: Câu nói của Trần Đăng Khoa “”Điều quan trọng đối với tôi là mình đang nỗ lực để sống sao cho đến cuối cuộc đời này, tôi biết mình không chỉ sống bao lâu mà còn đã sống bao sâu.” Nghĩa là:
    + Sống lâu: chính là sống dài sống, sống thọ, khả năng sống kéo dài hơn so với người bình thường.
    + Sống sâu: chính là sống có ý nghĩa, có thành tựu, góp được công sức của mình để cống hiến cho cuộc đời. Sống hết mình, sống để trái nghiệm để cuộc đời phong phú hơn.
     
    Câu 4: Những bài học sâu sắc nhất mà anh/chị rút ra được từ đoạn trích trên.
    +Cần sống với lối sống cầu thị, khiêm tốn để hoàn thiện bản thân.
    +Sống hết mình, cống hiến cho cuộc đời.
    +Nỗ lực để vươn tới thành công.
     
    Bạn tham khảo nha. Chúc bạn học tốt ><

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới