Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới: Giờ đang là giao thừa. Từ trên đây, chúng tôi có thể ngắm nhìn cả trái đ

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
Giờ đang là giao thừa. Từ trên đây, chúng tôi có thể ngắm nhìn cả trái đất. Ngắm nhìn những chùm pháo hoa lộng lẫy bung nở trong màn đêm và lắng nghe tiếng chuông ngân vang. Dưới đó là những mảng màu tương phản. Có những nơi rực rỡ trong ánh sáng, lại có những mảng tối im lìm đâu đó. Tiếng chuông lẫn trong tiếng súng, hạnh phúc ở cùng với bất hạnh, thù hận đi liền với tình yêu Chao ôi, cuộc
sống nơi trần thế!
Anh bạn tuổi 45 ơi, anh còn nhớ chứ! Chúng ta theo cha mẹ chạy trốn khỏi chiến tranh và bạo lực đẫm máu nơi quê nhà Kobani với giấc mơ về miền đất hứa ở trời Âu. Vậy mà, giấc mơ ấy chấm dứt chỉ 20 phút sau khi chiếc thuyền khởi hành. Biển dậy sóng, thuyền lật úp, bàn tay bé nhỏ của tôi buông rời tay mẹ. Tôi đã hét lên: Bố ơi, xin đừng chết!. Tôi đã vật lộn với những con sóng, đã cố bấu víu lấy sự sống mong manh, đã vẫy vùng trong tuyệt vọng. Nhưng đứa bé ba tuổi thì có thể làm gì được giữa biển cả mênh mông trong đêm tối mịt mù? Và rồi… biển cả rộng mở đón tôi vào lòng. Biển cả cũng rất khoan dung khi thay vì nhấn chìm tôi đã đưa tôi vào bờ, nằm yên trên nền cát. Hẳn anh còn nhớ hình ảnh của tôi khi ấy. Bé bỏng. Áo màu đỏ và quần xanh lam. Chân đi giày. Hai tay xuôi theo chiều chân. Tôi nằm yên trên bãi biển. Mặt úp xuống bờ cát hiền hòa như đang say ngủ. Xung quanh, những con sóng vỗ về. Một giấc ngủ dài. Vĩnh viễn.
Câu 1: Cái chết của cậu bé được tái hiện bằng những hình ảnh nào?Nguyên nhân nào khiến cậu bé chết?
Câu 2: Em có đồng tình với suy nghĩ sau của tác giả không: ”Tiếng Chuông lẫn trong tiếng súng, hạnh phúc ở cùng bất hạnh, thù hận đi liền với tình yêu….Chao ôi, cuộc sống nơi trần thế.” ?Tại sao?
Câu 3: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau: ” và rồi…… biển cả rộng mở và sâu vào lòng. Biển cả cũng rất khoan dung khi thay vì nhấn chìm tôi đã đưa tôi vào bờ, nằm yên trên nền cát”.
Câu 4: Anh/ Chị hãy trình bày suy nghĩ tình cảm của mình sau khi đọc tâm tư của cậu bé trong đoạn trích trên?

2 bình luận về “Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới: Giờ đang là giao thừa. Từ trên đây, chúng tôi có thể ngắm nhìn cả trái đ”

  1. $#Hnkn$
    1.
    – Cái chết của cậu bé được tái hiện bằng những hình ảnh :
    + Chiến tranh bạo lực đẫm máu nơi quê nhà
    + Cùng với những giấc mơ về miền đáy hứa ở trời Âu ( vùng đất của sự hòa bình )
    + Biển dậy sóng, thuyền lật, buông xuôi vòng tay mẹ
    + Vật lộn, cố víu lấy sự sống mong manh, vẫy vùng
    + Cuốn vào bờ, nằm yên trên cát
    + Áo đỏ, quần xanh lam
    + Úp mặt xuống bờ cát
    – Nguyên nhân khiến cậu bé chết là do chiến loạn ở mảnh đất quê hương và cuộc chạy trốn đầy gian khổ.
    2.
    – Tôi đồng tình với suy nghĩ trên
    – Vì : vốn dĩ họ nói rằng “tiếng chuông lẫn trong tiếng súng” bời vì hôm ấy là một đêm giao thừa nhưng song song với đó thế giới cũng đang phải đối mặt với chiến tranh. “Hạnh phúc ở cùng bất hạnh”, trong những lần bất hạnh ta mới nhận ra được ai mới là người thật sự yêu thương và quan tâm ta, đó có lẽ là hạnh phúc mà văn bản trên đã nói đến. “Thù hận đi liền với tình yêu”, thù hận gây ra chiến tranh, hỗn loạn nhưng sẽ chứa đựng tình yêu quê hương, đồng bào.
    3.
    BPTT nhân hóa : “rộng mở đón tôi vào lòng”; “khoan dung” và “đưa tôi vào bờ”
    – Tác dụng : làm nên sức gợi hình, gợi cảm và tính biểu đạt đầy cảm xúc. Qua đó, khắc họa nên một sự vật vô tri trở nên sống động đến lạ kì. “Khoan dung”, “rộng mở đón tôi vào lòng”, “đưa tôi vào bờ” thể hiện hình ảnh vừa dịu dàng lại chân thành. Để lại cho người đọc nhiều khung bậc cảm xúc.
    4.
    – Qua tâm tư của cậu bé ta thấy được rằng bản thân phải thật sự hạnh phúc khi sinh ra trong thời yên, thịnh thế. Sự tàn nhẫn mà chiến tranh đã ảnh hưởng đến, không chỉ một vùng đất mà còn là sự sống của hàng trăm hàng nghìn sinh linh cùng với đó là gia sản mà cả cuộc đời con người ta giành dụm. Chiến trạnh, loạn lạc đã để lại nhiều tổn thất về tinh thần, về một mái ấm từng an yên, về những con người mà ta yêu thương đã ra đi mãi mãi. Mỗi người cần lên án chiến tranh và bên cạnh đó cũng phải biết giữ gìn nền hòa bình vốn có. Cuộc sống sẽ trở nên hoang tàn nếu cứ liên tục xuất hiện những cảnh máu chảy thành sông, xác phơi đầy phố.

    Trả lời
  2. 1.
    – Cái chết của cậu bé được tái hiện bằng những hình ảnh:
    + Bé bỏng, áo màu đỏ và quần xanh lam, chân đi giày
    + Hai tay xuôi theo chiều chân
    + Nằm yên trên bãi biển
    + Mặt úp xuống bờ cát hiền hòa như đang say ngủ
    – Nguyên nhân khiến cậu bé chết là: do chạy trốn khỏi chiến tranh và bạo lực nơi quê nhà Kobani
    2.
    – Em đồng tình vì có những nơi lại rực rỡ thứ ánh sáng của hòa bình nhưng lại có những nơi chìm trong một màu u tối của thuốc súng và chiến tranh. Qua đó, tác giả cũng muốn tố cáo tội ác của chiến tranh đã khiến cho con người phải li tán, rời xa gia đình và quê hương
    3.
    – Biện pháp tu từ: nhân hóa (biển ”rộng mở” , ”đưa tôi vào bờ”)
    $\longrightarrow$ Tác dụng: Cho thấy thiên nhiên cũng dịu dàng, ấm áp như người mẹ. Qua đó cũng cho thấy sự gắn bó giữa con người và thiên nhiên
    4.
    Qua tâm thư của cậu bé, em cảm nhận được sự độc ác của chiến tranh. Chiến tranh cướp đi của con người nhiều thứ nhưng cũng dạy cho chúng ta rất nhiều thứ. Chiến tranh cướp đi của con người những công trình to lớn, phá hủy biết bao của cải nhưng đặc biệt nhất là chiến tranh cướp đi rất nhiều mạng sống của con người và làm cho con người không có nhà để về. Chiến tranh làm cho con người mất mát quá nhiều nhưng lại chẳng cho chúng ta nhận lại bao nhiêu. Vì vậy, hãy cố gắng để giữ gìn hòa bình rực rỡ mà chúng ta đang có và đừng để cái màu u tối cùng với mùi nông nặc của thuốc súng, vũ khí hạt nhân chiếm lấy thế giới của chúng ta
    @LP

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới