Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi nêu bên dưới: Đầu lòng hai ả tố nga, Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân. Mai cốt cách, t

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi nêu bên dưới:
Đầu lòng hai ả tố nga,
Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân.
Mai cốt cách, tuyết tinh thần,
Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười.
Vân xem trang trọng khác vời,
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.
Hoa cười ngọc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.
Kiều càng sắc sảo, mặn mà,
So bề tài, sắc, lại là phần hơn.
Làn thu thủy, nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.
Một hai nghiêng nước nghiêng thành,
Sắc đành đòi một, tài đành họa hai.
Thông minh vốn sẵn tính trời,
Pha nghề thi họa, đủ mùi ca ngâm.
Cung thương làu bậc ngũ âm,
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương.
Khúc nhà tay lựa nên chương,
Một thiên Bạc mệnh, lại càng não nhân.
Phong lưu rất mực hồng quần,
Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê
Êm đềm trướng rủ màn che,
Tường đông ong bướm đi về mặc ai.
(Trích Truyện Kiều Nguyễn Du)
Câu 1: Xác định thể thơ và phong cách ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn trích trên?
Câu 2: Xác định tên các nhân vật được nêu trong đoạn trích trên?
Câu 3: Tìm một điển cố được nhắc đến trong đoạn trích trên?
Câu 4: Nêu nội dung chính của đoạn trích?
Câu 5: Trình bày nghệ thuật xây dựng nhân vật Thuý Kiều?
Câu 6: Nhận xét giá trị của đoạn trích trên?
Giúp mình với ạ, mình sắp thi rồi ạ

2 bình luận về “Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi nêu bên dưới: Đầu lòng hai ả tố nga, Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân. Mai cốt cách, t”

  1. Mik làm được đến câu 5 thôi nha, câu 6 mik không biết làm! Đây là ý kiến riêng của mình thôi ! bạn đọc tham khảo nha
    Câu 1
    – thể thơ: lục bát
    – PCNN: nghệ thuật
    Câu 2:
    – nhân vật được nhắc đến trong đoạn trích Hai chị em Thúy Kiều và Thúy vân
    Câu 3
    – nghiêng nước nghiêng thành
    Câu 4:
    – nội dung của đoạn trích khắc họa rõ nét chân dung của hai chị em Thúy Kiều, Thúy Vân. Đó là một vẻ đẹp chuẩn mực, lí tưởng của phụ nữ phong kiến.
    Câu 5:
    – nghệ thuật xây dựng nên nhân vật Thúy Kiều là nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật:qua bút pháp tả cảnh ngụ tình ngoại cảnh biến thành tâm cảnh và nghệ thuật xây dựng nhân vật qua lời độc thoại nội tâm.

    Trả lời
  2. Bài làm:
    $\text{Câu 1:}$
    – Thể thơ: lục bát.
    – Phong cách ngôn ngữ: nghệ thuật.
    $\text{Câu 2:}$
    – Các nhân vật được nhắc trong đoạn trích: Thúy Kiều, Thúy Vân (hai chị em Kiều)
    $\text{Câu 3:}$
    – Điển cố được nhắc trong đoạn trích: Nghiêng nước nghiêng thành. [Đời Vũ Đế nhà Hán] 
    $\text{Câu 4:}$
    – Nội dung đoạn trích: Tác giả ngợi ca vẻ đẹp của hai chị em Kiều, họ đẹp đến mức đạt chuẩn mực của xã hội bấy giờ. Vân đẹp đến mức thiên nhiên phải nhường nhịn, gợi số phận êm đềm, ít sóng gió. Kiều là chị, vẻ đẹp lại đậm đà hơn, tài năng của nàng cũng hơn hẳn so với những người trong thiên hạ. Thế nhưng, đẹp là thế, Kiều lại khiến thiên nhiên ganh tị, nổi giận, gợi lên dự cảm về số phận lênh đênh đầy bất an. Hai chị em sống đũng với xã hội, ở trong nhà cho dù bên ngoài có những cuộc vui đầy cám dỗ nhưng họ nhất quyết không tham gia để bảo vệ sự trong sáng của mình.
    $\text{Câu 5:}$
    – Trước hết tác giả sử dụng biện pháp đòn bẩy, dùng vẻ đẹp của Vân làm nổi bật sắc đẹp của Kiều.
    – Lấy thiên nhiên để tả (ước lệ tượng trưng). Mắt của nàng đẹp như nước hồ mùa thu, lông mày thanh mảnh như dáng núi mùa xuân. Phép miêu tả ấy vừa khéo léo vừa nhấn mạnh sắc đẹp có một không hai của Kiều.
    – Nhân hóa thiên nhiên như biết hờn ghen với sắc đẹp của nàng.
    – Sử dụng thành ngữ, điển cố: “Một hai nghiêng nước nghiêng thành” để nhấn mạnh thêm một lần nữa về vẻ đẹp ấy, hơn nữa còn muốn nói Kiều ngoài đẹp còn có tài năng hơn người.
    $\text{Câu 6:}$
    – Giá trị nội dung: Miêu tả thành công vẻ đẹp của hai chị em, đặc biệt là Thúy Kiều, một vẻ đẹp, tài năng vượt cả chuẩn mực của xã hội phong kiến. Dự đoán về tương lai của hai người.
    – Giá trị nghệ thuật: 
    +Sử dụng biện pháp đòn bẩy, biện pháp ước lệ tượng trưng, nhân hóa.
    +Sử dụng điển tích, thành ngữ.
    @Enk

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới