Em hãy viết bài văn nghị luận thuyết phục các bạn từ bỏ thói quen học vẹt. ( CÁC BẠN GIÚP MÌNH VIẾT BÀI THUYẾT PHỤC NÀY VS Ạ.

Em hãy viết bài văn nghị luận thuyết phục các bạn từ bỏ thói quen học vẹt. ( CÁC BẠN GIÚP MÌNH VIẾT BÀI THUYẾT PHỤC NÀY VS Ạ. CẢM ƠN)

1 bình luận về “Em hãy viết bài văn nghị luận thuyết phục các bạn từ bỏ thói quen học vẹt. ( CÁC BẠN GIÚP MÌNH VIẾT BÀI THUYẾT PHỤC NÀY VS Ạ.”

  1. Giáo dục luôn là một trong những vấn đề được ưu tiên hàng đầu, giáo dục hướng con người đến sự toàn diện của về trí óc lẫn phẩm chất. Thế nhưng, hiện tượng học vẹt của một số học sinh hiện nay không khỏi khiến chúng ta đau lòng.
    Học vẹt là cách nói ẩn dụ, ví cách học của học sinh như cách học của con vẹt. Đây là điệu bộ bắt chước sao cho giống, lặp lại trôi chảy nhưng không hiểu gì. Học vẹt là cách học thụ động, tiêu cực. Người học chỉ nhớ được chữ chứ không hiểu được nội dung, ý nghĩa của vấn đề. Tuy ghi nhớ nhưng hoàn toàn không thấu hiểu tri thức. Từ đó không có kĩ năng và kinh nghiệm thực tiễn. Học vẹt là cách học sai lầm và phản khoa học. Bởi chỉ học lí thuyết, không chịu suy nghĩ, coi thường việc thực hành rèn luyện kỹ năng nên dẫn tới tình trạng không biết vận dụng vào thực tế, vào thực hành. Việc học như thế dẫn đến tốn thời gian, công sức mà kết quả lại chẳng được gì. Học vẹt giống như một cách phụ thuộc vào sự may mắn, nếu lệch tủ sẽ không đạt được kết quả như mong muốn, phụ công ơn thầy cô, tốn tiền bạc của bố mẹ. Đồng thời, cũng tạo ra một thói quen xấu, làm mất đi ý nghĩa tốt đẹp của việc học, tạo ra thói quen xấu, trở thành người không trung thực. Học tủ còn gây ra những thói quen xấu cho học sinh như: ỷ lại, chép bài, gian lận trong thi cử,… Từ đó khiến cho nền giáo dục ngày càng đi xuống. Để cải thiện tình trạng này, học sinh cần có tinh thần tự giác trong học tập, cố gắng tìm tòi học hỏi, không dựa dẫm vào người khác, hạn chế tối đa những hành vi gian lận trong thi cử,…
    Chúng ta hãy cùng nhau đẩy lùi thói quen học vẹt, cùng nhau xây dựng một thói quen học tập thật tốt và rèn luyện đạo đức cho bản thân để trở thành người có ích cho xã hội.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới