Long Quân lấy Âu Cơ, trong năm sinh ra một bọc trứng, cho là điềm bất thường, vứt ra ngoài đồng; qua bảy ngày, bọc vỡ ra một trăm quả trứng, mỗi trứng nở ra một con trai, mới đem về nhà nuôi. Không cần phải bú mớm, các con tự lớn lên, người nào cũng trí dũng song toàn, ai ai cũng nể phục, đều cho là những kẻ phi thường. Long Quân ở lâu dưới thủy phủ, vợ con sống một mình, nay muốn về đất Bắc. Âu Cơ về tới biên giới, Hoàng Đế nghe nói rất sợ hãi cho binh ra giữ cửa ải, mẹ con Âu Cơ không thể về Bắc được, nên ngày đêm lớn tiếng gọi Long Quân rằng: Bố ở nơi nào mà để mẹ con tôi buồn khổ thế này. Long Quân bỗng trở về, gặp nhau ở đất Tương Dã. Âu Cơ khóc mà nói rằng: Thiếp vốn là người phương Bắc, nay ở với vua, sinh được trăm trai. Xin vua đừng bỏ thiếp mà đi, không cùng thiếp nuôi con, để vợ con phải làm người không chồng, không cha, thật là đáng thương. Long Quân nói: Ta là nòi rồng, đứng đầu thủy tộc, nàng là giống tiên, sống ở trên đất, tuy khí âm dương hợp lại mà sinh ra con, nhưng giòng giống khác nhau, thủy hỏa tương khắc, khó ở lâu với nhau được, nay phải chia tay. Ta đem năm mươi trai về thủy phủ chia trị các xứ, nàng đưa năm mươi trai về ở trên đất, chia nước mà trị. Lên núi, xuống bể, hữu sự báo cho nhau biết, đừng quên. Trăm con vâng lời, sau đó từ biệt mà đi.
Thực hiện các yêu cầu sau :
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản.
Câu 2. Âu Cơ sinh ra trăm người con có đặc điểm như thế nào?
Câu 3. Trong văn bản, Lạc Long Quân và Âu Cơ chia các con sống ở những vùng nào?
Câu 4. Những chi tiết kì ảo, hoang đường trong văn bản.
Câu 5. Vì sao người Việt Nam ta từ Bắc đến Nam đều gọi nhau là đồng bào?
Câu 6. Thông điệp có ý nghĩa nhất với anh/chị qua văn bản.
Câu 3: Trong văn bản, Lạc Long Quân và Âu Cơ chia các con sống ở những vùng: