Mạn Thuật 6: Ðường thông thuở chống một cày, Sự thế bao nhiêu vẫn đã khuây. Bả cái trúc hòng phân suối, Quét con am để chứa m

Mạn Thuật 6:
Ðường thông thuở chống một cày,
Sự thế bao nhiêu vẫn đã khuây.
Bả cái trúc hòng phân suối,
Quét con am để chứa mây.
Trì tham nguyệt hiện chăng buông cá,
Rừng tiếc chim về ngại phát cây.
Dầu bụt dầu tiên ai kẻ hỏi,
Phân tích đánh giá nội dung và nghệ thuật của bài thơ
CẦN DÀN Ý CHI TIẾT

1 bình luận về “Mạn Thuật 6: Ðường thông thuở chống một cày, Sự thế bao nhiêu vẫn đã khuây. Bả cái trúc hòng phân suối, Quét con am để chứa m”

  1. 1. Mở bài
    – Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
    Nguyễn Trãi là nhà chính trị tài ba, đồng thời ông là một nhà thơ có tấm lòng yêu nước thương dân vô bờ. Ông để lại nhiều tác phẩm cho đời, trong đó chúng ta không thể không nhắc đến bài thơ “Mạn thuật 6”. Bài thơ chính là một áng văn kiệt xuất về vẻ đẹp thiên nhiên và cuộc sống nơi thôn quê.
    2. Thân bài
    – Hai câu thơ đầu: “Ðường thông thuở chống một cày, Sự thế bao nhiêu vẫn đã khuây”
    + Nỗi trần tình của tác giả về con đường phía trước, thế sự mà ông đã trải qua. 
    + Con đường phía trước vô cùng rộng lớn với việc cày cuốc, làm vườn ruộng.
    + Việc thế sự giờ đây cũng chỉ là thứ để nhà thơ giải khuây mà thôi.
    + Câu thơ lục ngôn với cách ngắt nhịp 2/2/2 tạo ra sự phá cách.
    – Hai câu thơ tiếp theo: “Bả cái trúc hòng phân suối, Quét con am để chứa mây.”
    + Những thú vui của nhà thơ.
    + Lấy cây trúc để phân suối, quét con am để chứa mây.
    + Cuộc sống giản dị, với thú vui khác người.
    – Bốn câu thơ cuối: “Trì tham nguyệt hiện chăng buông cá, Rừng tiếc chim về ngại phát cây. Dầu bụt dầu tiên ai kẻ hỏi,Ông này đã có thú ông này”.
    + Hình ảnh quen thuộc: trăng, cá, rừng, chim, cây 
    + Lối sống chan hòa với thiên nhiên, cỏ cây. 
    + Dù cho tiên bụt có hỏi thì ta cũng vui với thú vui của riêng mình.
    + Sự thanh nhàn.
    *Nghệ thuật: 
    Thể thơ thất ngôn xen lục ngôn. 
    Hình ảnh quen thuộc, giản dị, đơn sơ nhưng giàu sức gợi. 3. Kết bài
    Bài thơ “Mạn thuật” với giọng thơ dí dỏm, khoan khoái, cởi mở góp phần làm bài thơ hấo dẫn hơn.
    Nhấn mạnh tâm hồn yêu thiên nhiên, cuộc sống.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới