5/ Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Xin đừng vội nghĩ cứ có học vấn, bằng cấp cao là nghiễm nhiên trở thành người có văn hóa. Trình độ tri thức văn hóa cũng mới chỉ là tiền đề. Nếu sự rèn luyện nhân cách kém thì tiềm năng hiểu biết đó sẽ tạo nên thói hợm hĩnh, khinh đời; phong cách sống càng xấu đi, càng giảm tính chất văn hóa. Trong thực tế, ta thấy không hiếm những người có học mà phong cách sống lại rất trái ngược. Họ mở miệng là văng tục, nói câu nào cũng đều có kèm theo những từ ngữ không đẹp. Mặt vênh vênh váo váo, coi khinh hết thảy tất cả mọi người. Trò chuyện với ai thì bao giờ cũng hiếu thắng, nói lấy được, nhưng khi gặp khó khăn thì chùn bước, thoái thác trách nhiệm. Trong lúc đó, có người học hành chưa nhiều, chưa có học hàm, học vị gì nhưng khiêm tốn, lịch sự, biết điều trong giao tiếp, khéo léo và khôn ngoan trong cách ứng xử trước mọi tình huống của cuộc sống. Rõ ràng là chất văn hóa trong phong cách sống phụ thuộc nhiều vào ý thức tu dưỡng tính nết, học tập trường đời và kết quả của giáo dục gia đình.
Tất nhiên, tác động của trình độ học vấn đến sự nâng cao phong cách văn hóa của 1 người rất lớn. Cách suy nghĩ, giải quyết mâu thuẫn, sự ước mơ, kì vọng và sự trau dồi lí tưởng có liên quan mật thiết đến tiềm năng hiểu biết. Đa số những người có học vấn cao thường có phong cách sống đẹp. Không thể phủ nhận thực tế đó, chỉ có điều cần nhớ là trình độ học vấn và phong cách sống văn hóa không phải lúc nào cũng đi đôi với nhau.
(Trích “Học vấn và văn hóa” – Trường Giang)
1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.
2. Theo tác giả, trình độ học vấn có tác động như thế nào đến phong cách văn hóa của mỗi người?
3. Đọc đoạn trích, em hiểu yếu tố cốt lõi làm nên cốt cách văn hóa của 1 con người là gì?
4. Em có đồng tình với quan điểm: “Đa số những người có học vấn cao thường có phong cách sống đẹp”? Vì sao?
2 bình luận về “5/ Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Xin đừng vội nghĩ cứ có học vấn, bằng cấp cao là nghiễm nhiên tr”