BỘ KẾT NỐI.
I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu: (Trắc nghiệm)
. Sáng sớm hôm sau, trong gió bấc lạnh, Tâm đã mở cổng gánh hàng … lên chợ. Sương trắng còn đầy ở các ngõ trong làng; mùi rơm rác và cỏ ướt thoang thoảng bốc lên, mùi quen của quê hương và của đất mầu khiến Tâm thấy dễ chịu và thêm can đảm. Nàng rảo bước cho mau chóng đến chợ.
Cái đòn gánh cong xuống vì hàng nặng, kĩu kịt trên mảnh vai nhỏ bé theo nhịp điệu của bước đi. Chịu khó, chịu khó từng tí một, hết bước nọ sang bước kia, cứ thế mà đi không nghĩ ngợi. Tâm thấy ngày nay cũng như mọi ngày, ngày mai cũng thế nữa; tất cả cuộc đời nàng lúc nào cũng chịu khó và hết sức, như tấm vải thô dệt đều nhau. Có phải đâu chỉ một mình cô; trong những lũy tre xanh kia, bao nhiêu người cũng như cô, cũng phải chịu khó và nhọc nhằn, để kiếm tiền nuôi chồng, nuôi con, nuôi các em. Tâm không chán nản cũng không tự kiêu, chỉ thấy yên tâm chắc chắn, như nhiều người khác cũng làm việc, cũng sống như nàng. Tâm cứ bước đều chân và đến chợ hãy còn sớm. Nàng bày hàng trên khoảng đất nàng vẫn ngồi xưa nay. Ánh sáng đầu tiên của mặt trời lấp lánh trên mặt kính các ô hàng. Các màu đua nhau thắm tươi dưới ngón tay xinh xắn của Tâm: những cuộn chỉ mượt, những cái cúc xà cừ, những gương lược sáng loáng. Cái gì cũng sạch sẽ ngăn nắp, nhỏ nhắn như công việc, như ý nghĩ của cô hàng xén.
(Trích Cô hàng xén, Thạch Lam, Thạch Lam tuyển tập, NXB Thời đại, 2011, tr.210-211)
Lựa chọn đáp án đúng ( Mỗi câu 0.5 điểm):
Câu 1:Xác định hai phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích?
A. Thuyết minh, tự sự.
B. Tự sự, miêu tả.
C. Nghị luận, tự sự.
D. Nghị luận, thuyết minh.
Câu 2: Từ kĩu kịt trong văn bản diễn tả?
A. Tiếng trầm bổng, dài ngắn vang lên đều đều như tiếng của hai vật
bằng tre, gỗ cọ xiết vào nhau.
B. Tiếng hai vật cứng xiết mạnh vào nhau, nghe hơi chói và ghê tai.
C. Tiếng nhịp tay vung ra đều đều khi mang vác đồ nặng.
D. Tiếng trầm bổng, nhịp nhàng như tiếng đối quang cọ vào đòn gánh khi gánh nặng.
Câu 3: Đâu là hai biện pháp nghệ thuật xuất hiện trong hai câu văn cuối của đoạn văn bản?
A. Điệp ngữ, ẩn dụ
B. Điệp ngữ, hoán dụ
C. Liệt kê, so sánh
D. Liệt kê nhân hóa
Câu 4: Qua đoạn văn bản trên, tác giả phác họa Tâm là cô gái như thế nào? A. Yêu tự do, tự lập
B. Tảo tần, chịu thương chịu khó
C. Mải miết, đi sớm về muộn
D. Manh mẽ, bản lĩnh
Câu 5:Đâu là đặc điểm nổi bật của truyện ngắn Thạch Lam?
A. Truyện hấp dẫn bởi tình huống truyện độc đáo, li kì
B. Truyện hấp dẫn bởi nhiều xung đột cao trào; có thắt, mở nút
C. Truyện hấp dẫn bởi cốt truyện nhẹ nhàng, truyện mà không có truyện.
D. Truyện hấp dẫn bởi giọng điệu biến hóa, ma mị.
Câu 6: Em hiểu thế nào là hàng xén?
A. Hàng bán đồ dùng đã cũ, được nhập từ nước ngoài.
B. Hàng được bày bán ở quán nhỏ hai ven đường.
C. Hàng dùng cho sinh hoạt nói chung.
D. Hàng tạp hóa nhỏ bán ở vỉa hè hoặc chơ.
Câu 7: Qua nhân vật cô hàng xén, Thạch Lam hướng ngòi bút ca ngợi phẩm chất gì của người phụ nữ?
A. Giàu đức hi sinh
B. Giàu lòng trắc ẩn
C. Giàu sự vị tha
D. Giàu lòng nhân ái
Trả lời câu hỏi:
Câu 8(0,5 điểm): Trong đoạn trích, bức tranh thiên nhiên sáng sớm gần gũi, thân thuộc được miêu tả bằng những chi tiết nào?
Câu 9 (1,0 điểm): Nêu tâm trạng của nhân vật Tâm khi gánh hàng ra chợ bán trong đoạn trích? Câu 10 (1,0 điểm): Anh/Chị hãy nhận xét về nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của Thạch Lam trong đoạn trích?
Giúp e vs đang cần gấp
1 bình luận về “BỘ KẾT NỐI. I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu: (Trắc nghiệm) </”