Chân mềm ngại bước dặm mây xanh, Quê cũ tìm về cảnh cũ thanh. Hương cách gác vân thu lạnh lạnh, Thuyền k

Chân mềm ngại bước dặm mây xanh,

Quê cũ tìm về cảnh cũ thanh.

Hương cách gác vân thu lạnh lạnh,

Thuyền kề bãi tuyết nguyệt chênh chênh.

Ơn tư là ấy yêu dường chúa,

Lỗi thác vì nơi luỵ bởi danh.

Bui có một niềm trung hiếu cũ,

Chẳng nằm thức dậy nẻo ba canh.

Câu 1 nêu cảm nhận của anh chị và hình ảnh thiên nhiên trong bài thơ

Câu 2 anh chị nhận xét như thế nào về vẻ đẹp tâm hồn nhân vật trữ tình

Câu 3 liệu chữ Trung Hiếu trong bài thơ Nguyễn Trãi có còn nguyên ý nghĩa đến nay hay không viết câu trả lời trong đoạn văn ngắn khoảng 5 đến 7 dòng

2 bình luận về “Chân mềm ngại bước dặm mây xanh, Quê cũ tìm về cảnh cũ thanh. Hương cách gác vân thu lạnh lạnh, Thuyền k”

  1. Câu 8: hình ảnh thiên nhiên rất đẹp, rất thanh bình, mát mẻ. 
    Câu 9: Tâm hồn nhân vật trữ tình rất thư thái, hòa mình cùng thiên nhiên đất trời.
    Câu 10: Quả thật, nhắc đến Nguyễn Trãi ta thấy ngay sự trung hiếu. Cho đến ngày nay thơ Nguyễn Trãi vẫn còn nguyên vẹn ý nghĩa của chữ trung hiếu. Như ta biết, Nguyễn Trãi là vị anh hùng suốt đời lo cho dân, cho nước. Ông đã lui về ở ẩn, tránh xa danh vọng nhưng nỗi đau về nước, về dân chưa bao giờ nguôi ngao trong ông. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, dù có đang ngắm mình với thiên nhiên ông vẫn lo cho vận mệnh đất nước. Nguyễn Trãi quả là một con người trung hiếu.

    Trả lời
  2. C1. Hình ảnh thiên nhiên ở đây rất gần gũi, yên bình có chút thơ mộng.
    C2. 
    – Luôn suy tư về bổng lộc, tước vị vua chúa ban đã ban cho mình
    – Luôn đau đáu nỗi niềm trung hiếu với vua, với đấng sinh thành
    –  Nguyễn Trãi đã từ quan về ở ẩn, tránh xa lánh lợi danh. 
    C3. 
    Chữ ” trung hiếu” vẫn luôn còn mãi đến tận ngày nay. Nhưng ” trung hiếu” ở mỗi thời thì ý nghĩa của nó sẽ khác đi. Từ “trung hiếu”: hai phẩm chất quan trọng trong đạo đức của con người. Dưới xã hội phong kiến, kẻ làm tôi phải trung thành với vua, với chủ; con cái phải hiếu thảo với cha mẹ. Ngày nay, trung và hiếu còn được vận dụng vào những giá trị đạo đức mới rộng lớn hơn. Vậy nên dù là thời nào đi nữa thì trung hiếu vẫn luôn còn nguyên giá trị của nó.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới